Trong một năm qua, Mỹ ghi nhận số lượng giàn khoan dầu tăng thêm khoảng 60% nhưng lại có nhận định sai về cách các công ty dầu khí ở Mỹ vận hành.
Một trong những lý do được đưa ra gần đây để giải thích cho giá xăng tăng cao là các công ty dầu khí của Mỹ đang trì hoãn rất nhiều giấy phép, nhằm thu về khoản lợi nhuận khổng lồ, trong khi họ không đẩy mạnh khoan dầu.
Vậy điều gì đang thực sự xảy ra?
Sự thật là số lượng giàn khoan dầu tại Mỹ đang đều đặn tăng lên, với thống kê North America Rig Count (Số lượng Giàn khoan dầu tại Bắc Mỹ) của Baker Hughes ghi nhận mức tăng qua mỗi năm hiện nay vào khoảng 60%. Trong lịch sử, đây là con số cao nhất. Do đó, thông tin các công ty dầu khí không làm gì, hài lòng với việc duy trì sản lượng và ép người tiêu dùng Mỹ là không đúng.
Khi hoạt động khoan dầu tăng dần lên, vậy những tuyên bố về việc các công ty dầu khí Mỹ không khoan dầu bắt nguồn từ đâu? Tôi cho rằng có hai yếu tố dẫn đến sự hiểu lầm này.
Đầu tiên, nhiều người không hiểu rõ về độ trễ đáng kể giữa việc khoan và khai thác dầu khí. Trong một năm qua, số lượng giàn khoan có thể tăng thêm 60%, nhưng hoạt động khai thác tại Mỹ chỉ vào khoảng 8%. Do vậy có kết luận rằng công ty dầu khí Mỹ không khoan dầu.
Biểu đồ cho thấy tốn rất nhiều thời gian để khoan ra lượng dầu. Bên cạnh đó, các giếng khoan cạn kiệt hiện nay cũng là tác nhân ảnh hưởng đến kế hoạch gia tăng hoạt động khai thác dầu khí.
Yếu tố thứ hai: Số lượng giàn khoan tăng lên đều đặn, tuy vậy, vẫn thấp hơn đáng kể so với mức trước đại dịch COVID-19. Hoạt động khoan dầu trong ba năm qua cho thấy ảnh hưởng lớn từ đại dịch, cũng như quá trình khôi phục chậm kể từ khi số lượng giàn khoan bắt đầu tăng trở lại vào mùa thu năm 2020.
Từ tháng 2-7.2020, số lượng giàn khoan giảm hơn 70%, khi nhu cầu dành cho dầu giảm xuống. Có nhiều hệ quả từ đợt tụt giảm cho đến nay và đẩy giá dầu lên cao hơn.
Nhiều người đặt câu hỏi vì sao các công ty khoan không đẩy nhanh tốc độ khoan dầu? Đây là câu hỏi công bằng. Có vài nguyên do. Đầu tiên, ngành này đang bị thiếu nhân lực và nguyên vật liệu.
Ví dụ, khi nhu cầu dành cho dầu trong năm 2020 giảm xuống, nhiều người đã rời khỏi ngành dầu khí. Do đó, ngành dầu khí tiếp tục chịu ảnh hưởng từ thiếu hụt nhân lực, cũng tác động đến nhiều ngành nghề khác.
Tình hình thiếu hụt nhân lực cũng ảnh hưởng đến nguồn cung và dịch vụ về mỏ dầu. Ví dụ như loại cát được sử dụng cho kỹ thuật thủy lực cắt phá đang bị cạn kiệt. Tuy không cản trở việc khoan dầu, song sẽ hạn chế tốc độ mà một giếng dầu có thể khai thác.
Đợt suy giảm kinh tế trong năm 2020 ghi nhận số lượng công ty dầu khí phát sản, nên sẽ không thể tiến hành khoan dầu.
Cuối cùng là yếu tố với một phần nhỏ sự thật, rất nhiều công ty dầu khí cho biết sẽ tuân thủ theo kỷ luật tài chính hơn, sau khi trải qua các chu kỳ bùng nổ – suy thoái kinh tế trước đó.
Nguyên do các công ty không thể tạo ra dòng tiền ổn định là vì họ đầu tư quá mức vào khai thác dầu khí, chỉ cần nhìn vào giá dầu giảm. Đó không phải là mô hình kinh doanh tốt. Do vậy, các công ty dầu khí quyết định cẩn trọng hơn, để đảm bảo nguồn thu trong bối cảnh nhiều đợt rớt giá dầu diễn ra trong hơn 15 năm qua.
Cụ thể, ngành dầu khí của Mỹ có hàng nghìn công ty và đều đưa ra quyết định riêng. Qua đó, không chính xác khi nhận định “ngành dầu khí Mỹ đang kìm hãm việc khai thác”.
Tôi có thể cam đoan với bạn rằng, mỗi công ty dầu khí đều muốn khai thác nhiều dầu nhất có thể ở mức giá hiện nay, vì họ chắc chắn sẽ thu về nguồn lợi nhuận lớn với giá dầu trên mức 100 USD/thùng. Tuy vậy, các công ty không thể ngay lập tức tăng sản lượng cao hơn và không có khả năng dự đoán tương lai. Các công ty không nắm được giá dầu sẽ như thế nào sau hai năm kể từ thời điểm này, và đó là nguyên do họ không đẩy nhanh việc khoan dầu.
Biên dịch: Minh Tuấn
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/my-tang-them-60-so-luong-gian-khoan-dau-trong-mot-nam)
5 tháng trước
Hãng viễn thông Mỹ AT&T gặp sự cố sập mạng4 tháng trước
Giải thể thao Mỹ thu về tiền bản quyền truyền hình mới