Tập đoàn Masan của tỉ phú Nguyễn Đăng Quang công bố hoàn tất thỏa thuận đầu tư 65 triệu USD để sở hữu 25% của fintech Trusting Social.
Thỏa thuận với Trusting Social được công ty cổ phần Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) công bố trong đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra hôm 28.4. Masan cho biết các giải pháp ứng dụng của Trusting Social trong bán lẻ và tiêu dùng, mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi thành hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ tích hợp từ offline đến online của tập đoàn này.
Trusting Social là công ty là công ty chuyên cung cấp các giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML), hỗ trợ các ngân hàng và tổ chức tài chính trong quá trình cung cấp sản phẩm tài chính đến người tiêu dùng trên quy mô lớn.
Trusting Social hiện có thể chấm điểm tín dụng cho hơn 1 tỉ người, liên kết với hơn 170 tổ chức tài chính ở Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ và Philippines nhờ được hậu thuẫn của nhiều quỹ đầu tư khởi nghiệp như Sequoia Capital, Beenext, Tanglin Ventures, 500 Startups và Genesis Alternative Ventures.
Ông Danny Le, tổng giám đốc Masan Group cho biết, thỏa thuận hợp tác với Trusting Social sẽ giúp Masan phát triển một nền tảng công nghệ để phục vụ 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam. Hai bên sẽ đưa dịch vụ đánh giá tín dụng của Trusting Social trở thành một giải pháp tiêu dùng toàn diện.
Trong ngắn hạn, quan hệ hợp tác sẽ tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh cốt lõi của Masan, bao gồm lựa chọn vị trí cửa hàng bán lẻ, xây dựng kế hoạch cung – cầu, tối ưu hóa danh mục sản phẩm, bán hàng, tiếp thị và phát triển sản phẩm. Trong dài hạn, nền tảng bán lẻ ứng dụng AI và ML sẽ giúp Masan cung cấp các giải pháp tài chính đến người tiêu dùng phổ thông hiện chưa có tài khoản ngân hàng.
Tiến sĩ Nguyễn An Nguyên, nhà sáng lập kiêm tổng giám đốc Trusting Social cho biết, thỏa thuận hợp tác này sẽ giúp công ty mở rộng từ một nền tảng tiếp cận tín dụng thuần túy sang một giải pháp tiêu dùng toàn diện.
Năm 2022, Masan đặt kế hoạch đạt doanh thu thuần hợp nhất từ 90.000-100.000 tỉ đồng, tăng trưởng khoảng 22-36% so với năm 2021. Trong đó, doanh thu từ mảng kinh doanh hàng tiêu dùng đóng góp khoảng 85% (so với năm 2021 là 68%). Lợi nhuận sau thuế ước tính 6.900-8.500 tỉ đồng, tăng khoảng 82-124%.
Chuỗi siêu thị WinMart, Winmart+ dự kiến đạt doanh thu 38.000-40.000 tỉ đồng, tăng 23-29% nhờ vào tăng trưởng doanh thu của các cửa hàng hiện có và việc mở thêm các điểm bán mới. Mảng hàng tiêu dùng (Masan Consumer Holdings) dự kiến đạt 34.000-40.000 tỉ đồng, tăng 18-39% từ động lực cao cấp hóa các dòng sản phẩm và gia tăng bán hàng.
Trong quý 1.2022, hai mảng này của Masan đạt doanh thu thuần 13.450 tỉ đồng, tăng trưởng 7,3% so với cùng kỳ năm 2021 nhờ vào nỗ lực tăng trưởng doanh thu của chuỗi siêu thị và có thêm 109 điểm bán mới.
Tính chung, doanh thu thuần quý 1 của Masan Group đạt 18.189 tỉ đồng, giảm 8,9% so với so với cùng kỳ do tác động của việc chuyển nhượng mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.895 tỉ đồng, tăng 452,5% so với cùng kỳ.
———————–
Xem thêm:
Giá vonfram tăng kỷ lục cải thiện hiệu quả kinh doanh Masan High-Tech Materials
Masan lần đầu có lãi với WinMart, WinMart+
Masan chi 295 tỉ đồng sở hữu mạng di động ảo Reddi
Khai trương 5 chuỗi mới, MWG nhắm mục tiêu tập đoàn bán lẻ đa ngành
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/masan-chi-65-trieu-usd-so-huu-25-co-phan-trusting-social)
2 năm trước
Masan vẽ chân dung khách hàng2 năm trước
Chuỗi Phúc Long thu về cho Masan 820 tỉ đồng3 năm trước
Masan và De Heus hợp tác chiến lược3 năm trước
Masan lần đầu có lãi với WinMart, WinMart+3 năm trước
CP Việt Nam: Quán quân trong căn bếp