Không phải đến khi có đủ nguồn lực thì doanh nghiệp mới có thể thực hiện các hoạt động tạo tác động mà cần ý chí và quyết tâm thực thi, các lợi ích kinh tế sẽ trở lại.
Trình bày tại Hội nghị Kinh doanh tạo tác động 2022, bà Hồ Thị Thu Uyên, giám đốc Đối ngoại công ty Intel Việt Nam chia sẻ, thực hiện theo chiến lược IDM 2.0 và RISE 2030 của Intel toàn cầu, Intel Việt Nam tập trung vào 3 chữ P là People (con người) – Planet (hành tinh) và Profit (lợi nhuận).
Với chữ P – People, con người được xác định là nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Hiện tại, Intel Việt Nam tạo ra 7.000 việc làm, trong đó có 3.000 nhân viên trực tiếp. Trong số này có 68% ở thế hệ Gen Z đam mê, nhiệt huyết. Hầu hết lao động có trình độ từ cao đẳng, nhiều người học hàm tiến sĩ. Đặc biệt, tỉ lệ lao động nữ và nữ kỹ thuật đạt đến 33% và mục tiêu là đến năm 2027 sẽ đạt 40%, sớm hơn 3 năm so với mục tiêu trong chiến lược IDM 2.0 của tập đoàn.
Intel, cho đến hiện tại, đã đầu tư 22 triệu USD cho giáo dục đào tạo tại Việt Nam với nhiều chương trình. Đầu tiên là dành học bổng du học cho sinh viên kỹ thuật và mời họ về làm việc. “Đây là việc tốn kém nhưng nên làm”, bà Uyên nói. Intel Việt Nam cũng thực hiện đào tạo cán bộ quản lý và giảng viên cho 8 trường đại học và cao đẳng theo hình thức hợp tác công tư.
Với chữ P thứ hai, là Planet (Môi trường), phát triển bền vững được xem là yêu cầu bắt buộc với những thực thi về tiết kiệm điện, xử lý nước, rác thải công nghiệp đạt chuẩn ngay từ đầu. Intel Việt Nam đã sử dụng năng lượng tái tạo từ nhiều năm trước, tiết kiệm 40 triệu Kwh, 1 triệu tấn mét khối nước, 95% rác thải được tái chế.
“Cuối cùng, với chữ P cuối cùng là Profit – Lợi nhuận, khi hoạt động thành công thì chúng tôi sẽ đầu tư nhiều hơn”, bà Uyên nói và thống kê, đến hiện tại, Intel đã đầu tư 1,5 tỉ USD tại Việt Nam và có thể sẽ mở rộng trong tương lại, giá trị xuất khẩu lũy kế tính đến quý 2.2022 đạt 66 tỉ USD với 3,3 tỉ sản phẩm.
Từ câu chuyện của doanh nghiệp mình, bà Uyên cho rằng không phải cứ có nguồn lực, là những tập đoàn đa quốc gia thì mới có thể tạo tác động. Việc quan trọng hơn là cần quyết tâm từ khi bắt đầu và khi thực hiện tốt các trách nhiệm môi trường, xã hội, lợi ích kinh tế sẽ trở lại.
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/hanh-trinh-doanh-nghiep-kien-tao-su-thay-doi)
1 năm trước
2 năm trước
1 năm trước
Vàng từ trái phiếu xanh2 tháng trước
2 năm trước
1 năm trước
Ngành dệt may xanh hóa đến đâu?1 năm trước