Ngày 26.7, cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) tiếp tục thực hiện chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay nhất trong 4 thập niên, tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 22 năm.
Tại cuộc họp kết thúc vào hôm 26.7, ủy ban Thị trường mở liên bang thuộc Fed quyết định tăng lãi suất quỹ liên bang thêm 25 điểm cơ bản lên ngưỡng mục tiêu mới 5,25 – 5,5%, và đây cũng là mức lãi suất cao nhất kể từ năm 2001.
Trong thông báo, Fed cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục đánh giá tình hình tài chính và kinh tế vĩ mô để quyết định có nâng lãi suất khác nữa không.
Mặt khác, thông báo của ngân hàng trung ương không rõ ràng. CNBC lưu ý so với thông báo hồi tháng 6, ngân hàng chỉ thay đổi từ “khiêm tốn” thành “vừa phải” để miêu tả về mức tăng trưởng kinh tế.
“Thông báo lấp lửng như vậy, có khả năng lãi suất sẽ tăng thêm nếu Fed thấy cần thiết sau khi xem dữ liệu, nhưng giọng điệu của thông báo không ủng hộ chính sách thắt chặt cũng như nới lỏng tiền tệ, mà trung lập hơn,” Quincy Krosby, giám đốc chiến lược toàn cầu của LPL Financial, giải thích trong các bình luận gửi qua email.
Giá cổ phiếu hầu như không thay đổi ngay sau thông báo.
Sau hai năm Fed duy trì mức lãi suất gần như bằng 0% để kích thích nền kinh tế trong thời kỳ đại dịch, cơ quan này đã tăng lãi suất thêm 500 điểm cơ bản từ tháng 3.2022 đến tháng 5.2023 trước khi giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng 6 của ủy ban chính sách trên.
Chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ này đã góp phần giảm lạm phát hiệu quả từ mức 9,1% hồi tháng 6.2022, cao nhất trong bốn thập niên, xuống còn 3% vào tháng trước. Nhưng đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến ba vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Những ảnh hưởng khác cũng đáng chú ý của chiến dịch này là đợt sa thải nhân viên tại các công ty lớn và lãi suất vay thế chấp chạm mức cao nhất kể từ năm 2008.
Trong năm 2022, Fed bắt đầu chu kỳ thắt chặt mạnh mẽ này cũng tác động nặng nề nhất đến thị trường chứng khoán, nhưng vào năm 2023 nhiều cổ phiếu hồi phục ngay cả khi lãi suất tiếp tục tăng.
“Lịch sử cho thấy rằng lãi suất chỉ là một trong những yếu tố quyết định giá cổ phiếu,” các chiến lược gia của Goldman Sachs giải thích tuần trước.
Sau một năm cảnh báo về suy thoái kinh tế toàn quốc, ngày 26.7, chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết nhân viên của ngân hàng trung ương không còn dự báo suy thoái nữa, vì Fed đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát thông qua cách tăng lãi suất mà không gây ra suy thoái kinh tế.
Trong cuộc họp báo, Powell cho biết rằng “nền kinh tế phục hồi” trong thời gian gần đây, thúc nhân viên Fed hạ dự báo.
Hồi tháng 4, Fed đã dự đoán một cuộc “suy thoái nhẹ,” đồng thời lưu ý từ ủy ban Thị trường mở liên bang cho biết vào tháng trước rằng “rất có khả năng” nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay, nhưng cuộc suy thoái đó sẽ “không sâu và cũng không kéo dài.”
Biên dịch: Gia Nhi
———————–
Xem thêm:
Các quan chức Fed dự báo lãi suất tăng và suy thoái trong năm nay
Fed giữ nguyên lãi suất sau nhiều đợt tăng liên tiếp
Fed tăng lãi suất thêm 0,25%
Fed tăng lãi suất thêm 0,25%, báo hiệu nhiều đợt nâng lãi suất mới
Phố Wall quay đầu giảm do lo ngại Fed tăng lãi suất
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/fed-tang-lai-suat-them-025-len-muc-cao-nhat-trong-22-nam)
3 tuần trước
Lo bất ổn toàn cầu, Indonesia chưa hạ lãi suất11 tháng trước
75% nữ điều hành ở Hoa Kỳ mắc hội chứng nghi ngờ bản thân3 năm trước
Nền kinh tế nhập siêu 2 tỉ USD trong chín tháng1 năm trước
Taikang Insurance mở rộng đầu tư tại Hoa Kỳ3 năm trước
Chứng khoán Mỹ kết tuần với kỷ lục mới