Sau khi hoàn thành vào năm 2029, dự án hầm vượt biển dài nhất thế giới Fehmarnbelt sẽ rút ngắn thời gian đi lại giữa Trung Âu và bán đảo Scandinavian.
Với tên gọi chính thức Fehmarnbelt Fixed Link, hầm vượt biển Fehmarnbelt dài 18 km là dự án mang tính lịch sử kết nối Đan Mạch và Đức nằm ở độ sâu lên đến 40m dưới biển Baltic với kinh phí xây dựng 8 tỉ USD. Khi hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2029, nơi đây sẽ trở thành hầm vượt biển kết hợp hai loại hình đường sắt và đường bộ lớn nhất thế giới, được kỳ vọng tạo bước chuyển mới cho việc đi lại giữa Trung Âu và bán đảo Scandinavia.
Dự án này có tính chất quan trọng trong việc phát triển hành lang Scandinavian – Địa Trung Hải, mạng lưới giao thông dài hơn 4.800 km từ phía Nam Malta đến phía Bắc Phần Lan. Đường hầm Fehmarnbelt sẽ xuyên qua dãy núi Alpine và biển. Khi đến gần bán đảo Scandinavia, dự án sẽ đi qua eo biển Fehmarn và rút ngắn 482km quãng đường di chuyển cho cả đường bộ lẫn đường sắt trên trục đường Bắc-Nam.
Trong đó, tuyến đường sắt điện khí hóa sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Hamburg (Đức) đến Copenhagen (Đan Mạch) từ 5 giờ xuống dưới 3 giờ đồng hồ. Còn tuyến đường bộ sẽ thay thế dịch vụ phà như hiện nay, giảm thời gian đi lại xuống khoảng 1 giờ đồng hồ.
Quá trình thi công dự án
Dự án hiện đã khởi công xây dựng. Về mặt kỹ thuật, đây là dự án vô cùng thú vị.
Đường hầm sẽ có 89 đoạn bê tông lớn, mỗi đoạn dài 217m. Trong đó, dự án có hai phần đường cao tốc, hai tuyến đường ray và một đoạn đường gom. Khi hoàn thành, các đoạn bê tông sẽ được đặt dưới lòng biển, ở độ sâu 40m. Dự án sẽ tiến hành nạo vét 1,9 triệu m3 đất đá, cát sỏi. Phần đất đá, cát sỏi đã nạo vét sau đó sẽ được sử dụng để hình thành các khu đất cũng như bãi biển mới nằm gần khu vực thi công dự án.
Hai hạng mục xây dựng cảng tàu tạm thời và xưởng sản xuất các đoạn bê tông đã tiến hành xây dựng từ năm 2020, tạo điều kiện để dự án chính thức khởi công vào ngày 1.1.2021. Tính đến giữa năm 2022 đã hoàn thành 50% khối lượng công tác nạo vét.
Những ai hứng thú về kỹ thuật có thể tới khu vực xây dựng tại thị trấn Rødbyhavn, Đan Mạch để tìm hiểu thêm thông tin. Tour thăm quan cho phép khách thăm quan chiêm ngưỡng dự án thông qua óng nhòm từ khu vực quan sát.
Dự án gây tranh cãi
Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ dự án hầm vượt biển Fehmarnbelt. Là siêu dự án có quy mô, tính phức tạo cao với vốn đầu tư khổng lồ, đã có nhiều hoài nghi về giá trị của dự án. Trong đó, các nhà hoạt động môi trường tỏ ra lo ngại về việc hoạt động nạo vét sẽ tác động đến hệ sinh thái biển của địa phương.
Phần lớn kinh phí xây dựng 8 tỉ USD từ Đan Mạch và lắp đặt các trạm thu phí sau khi hoàn thành dự án để thu phí hoàn vốn. Tuy có nhiều người đặt ra câu hỏi về giá trị của khoản đầu tư này, song những người ủng hộ dự án chỉ ra điểm tương đồng với cây cầu Øresund nối hai nước Đan Mạch và Thụy Điển. Mặc dù vấp phải một số chỉ trích về chi phí xây dựng khi khởi công vào những năm 1990, cây cầu Øresund đã cho thấy được thành công về lâu dài.
Nay, khi dự án đã khởi công, các nhà hoạt động môi trường đã chuyển hướng sang theo dõi sát sao tác động tới môi trường trong quá trình xây dựng. Đó là vì nạo vét lòng biển để tạo đường dẫn đặt các đoạn bê tông sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của sinh vật biển ở điều kiện nước sạch tại biển Baltic.
Trong một cuộc phỏng vấn với B1M, nhà hoạt động môi trường địa phương Hendrick Kerlen cho biết “Vành đai Fehmarn có hệ sinh thái học vô cùng đa dạng. Mật độ các tuyến giao thông dày đặc xung quang khu vực này sẽ làm chậm quá trình phát triển của sinh vật thủy sinh và sinh vật phù du, bên cạnh đó là toàn bộ thảm thực vật cũng như sinh vật biển.”
Femern A/S – đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện dự án, cho biết trầm tích là một trong những yếu tố tác động đến môi trường được theo dõi sát sao nhất. Theo công bố trên trang web của Femern, công ty có các đội kiểm tra và đặt trạm giám sát để thu thập dữ liệu về hiện tượng đục nước.