Trong bài trình bày chủ đề “Thế giới mong manh” mở đầu Hội nghị Phát triển bền vững 2023 của Forbes Việt Nam, ông Denis Depoux – tổng giám đốc toàn cầu công ty Tư vấn Roland Berger nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp cần phải cùng chiến đấu chống lại biến đổi khí hậu, xem giảm phát thải là lợi thế cạnh tranh.
Ông Denis Depoux đã chỉ ra các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với nền kinh tế Việt Nam và đề xuất sự hợp tác hành động cách quyết liệt, kịp thời.
Theo ông Depoux, nhiều quốc gia vẫn đang sử dụng điện than và chỉ còn 5 năm để hành động trước khi hết thời hạn tín dụng carbon.
Nếu muốn giữ mục tiêu giới hạn sự ấm lên của trái đất ở 1,5 độ C, thế giới cần giảm 1,4 tỉ tấn phát thải CO2 mỗi năm. Tuy nhiên nếu các quốc gia vẫn giữ nhịp hành động như hiện tại, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 2,8 độ C vào năm 2050, và đó là một thảm họa.
Các quốc gia cần hành động mạnh mẽ hơn để giảm 26 tỉ tấn CO2 từ nay đến năm 2030 và giảm 34 tỉ tấn CO2 cho đến năm 2040 nếu muốn giữ mức ấm lên toàn cầu ở 1,5 độ C.
Chuyên gia người Pháp của Roland Berger nêu giả định, nếu các hãng hàng không chuyển sang sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường cho tất cả các chuyến bay, chúng ta có thể giảm được 1 tỉ tấn CO2.
Nếu các phương tiện giao thông đường bộ chuyển sang sử dụng điện, thế giới có thể giảm 3 tỉ tấn phát thải CO2, và nếu sử dụng điện tái tạo hoàn toàn trong sinh hoạt có thể giảm thêm 16 tỉ tấn CO2 nữa.
Tuy nhiên, dù có thể biến tất cả các giả định trên thành hiện thực, thế giới vẫn còn thừa 10 tỉ tấn CO2 phát thải, vẫn không thể nào đạt mục tiêu giảm 26 tỉ tấn CO2 và đạt được giới hạn ấm lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C vào năm 2050.
Tại châu Á, nhu cầu về năng lượng tái tạo đang ngày càng tăng, Trung Quốc đang chiếm 40-45% công suất phát điện giảm phát thải. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu về năng lượng điện năng tái tạo vào năm 2030, vẫn cần thêm 8 terawatts, trong đó châu Á cần thêm 4,2 terawatts.
Theo ông Denis Depoux, hiện chúng ta không có phương án dự phòng nếu không thể đáp ứng được nhu cầu này.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến 3,3-3,6 tỉ người dù họ không phải là nguyên nhân chủ đạo gây ấm lên toàn cầu. Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến gốc rễ nền tảng của xã hội, gây ra rủi ro và chi phí cao hơn cho các biện pháp ứng phó. Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài nên dự báo chịu ảnh hưởng rất nặng bởi nước biển dâng lên, theo đó khoảng 36% diện tích của TP.HCM sẽ bị ảnh hưởng bởi ngập lụt.
Tổng giám đốc toàn cầu của Roland Berger nhận định, châu Á đang là trung tâm của câu chuyện biến đổi khí hậu, chiếm 50% phát thải toàn cầu và tăng mỗi năm 2%. Trong ngắn hạn, nhu cầu về năng lượng giá rẻ ở đây làm tăng nhu cầu phát điện bằng than. Xung đột ở Ukraine cũng làm các quốc gia phải tăng nhập than do giá gas và khí hóa lỏng tăng
Ông Depoux còn đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng như cạnh tranh giữa các quốc gia trong chống biến đổi khí hậu. Các công ty cũng tính đến chi phí sản xuất nguyên vật liệu và thuế phí carbon tại các khu vực khác nhau, chẳng hạn nếu Liên minh châu Âu ra chính sách biên giới carbon, sẽ chặn bớt việc nhập khẩu các sản phẩm có dấu vết (footprint) carbon cao, qua đó làm thay đổi lựa chọn của các quốc gia đối với các nhà xuất khẩu hàng hóa.
Theo ông Depoux, Việt Nam có tỉ trọng năng lượng có tính cạnh tranh tốt so với các nước khác, có thể ngang ngửa các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần phải đạt các mục tiêu giảm phát thải để duy trì cạnh tranh quốc gia.
Việt Nam đang đưa ra mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 bằng cách đầu tư vào điện gió và điện mặt trời với công suất lớn. Để đạt mục tiêu trung hòa carbon năm 2050, Việt Nam cần thêm hơn 200 gigawatts điện gió và điện mặt trời.
Về phương tiện di chuyển, sẽ có khoảng 150.000 xe ô tô điện và 1 triệu xe máy điện được bán ra thị trường từ nay đến năm 2030. Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng có trách nhiệm đóng góp vào việc giải quyết vấn đề môi trường.
Ông Depoux nhấn mạnh: “Xã hội không thể chờ đợi, đồng hồ đang điểm nhanh và doanh nghiệp có trách nhiệm phải xem giảm phát thải là lợi thế cạnh tranh, không chỉ vì luật pháp mà còn vì khách hàng yêu cầu.”
3 đề xuất cho nhà hoạch định chính sách và cộng đồng doanh nghiệp:
Một, một khung quản lý chặt chẽ và thống nhất hơn về việc phát thải, thu gom và lưu trữ carbon. Việt Nam có thể sản xuất các trang thiết bị phục vụ sản xuất năng lượng sạch để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp xanh.
Hai, đối với doanh nghiệp, khu vực tư nhân đang đi trước khu vực chính phủ, cần tiên phong tạo ra lực kéo. Doanh nghiệp cần xem giảm phát thải là một lợi thế cạnh tranh mới, coi sức ép của luật định và yêu cầu từ cổ đông là động lực giảm phát thải, cải cách quy trình và chuỗi cung ứng.
Ba, cả chính phủ và khối doanh nghiệp cùng tìm giải pháp tạo ra thị trường cho hoạt động giảm phát thải, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho từng doanh nghiệp. Chẳng hạn như, một công ty dầu khí có thể chuyển đổi sản xuất từ nhiên liệu thô sang mô hình kinh doanh trạm sạc điện.
——————————————–
Xem thêm:
Forbes Việt Nam khai mạc Hội nghị Phát triển Bền vững 2023
Forbes Việt Nam khai mạc Hội nghị Kinh doanh tạo tác động 2022
Thỏa thuận JETP tạo đòn bẩy 15,5 tỉ USD cho chuyển đổi xanh
Thực thi kinh tế tuần hoàn là đầu tư bền vững cho tương lai
Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội: Hướng đi của tương lai
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/doanh-nghiep-can-xem-giam-phat-thai-la-loi-the-canh-tranh)
2 năm trước
2 năm trước
Đông Hải Bến Tre vay 200 tỉ đồng vốn “xanh”1 năm trước
Vàng từ trái phiếu xanh