Cuối phiên ngày 20.6, cổ phiếu Trung Quốc giao dịch tại Hoa Kỳ giảm mạnh trong bối cảnh nhiều lo ngại về sự tăng trưởng của nền kinh tế số 2 thế giới.
Vào ngày hôm đó, chứng khoán Trung Quốc đã bị thổi bay hàng tỉ đô la vốn hóa. Trong số những cổ phiếu lao dốc, cổ phiếu của WuXi Biologics giảm sâu khoảng 18%. Kế đến là cổ phiếu mạng xã hội Bilibili, mất 8,6%.
Tiếp theo là cổ phiếu các trang thương mại điện tử PDD và JD.com, giảm gần 7%. Còn cổ phiếu Alibaba hạ 4,5%. Cổ phiếu hãng sản xuất xe điện Li Auto sụt thấp nhất, với 1,5%.
Cổ phiếu Trung Quốc hoạt động kém hiệu quả hơn so với chỉ số chứng khoán chính của Hoa Kỳ vốn bị tác động mạnh từ những lo ngại về lãi suất. Cụ thể, chỉ số Nasdaq giảm 0,16% và chỉ số Dow mất 0,72%.
Từ cuối năm ngoái, các nhà đầu tư Trung Quốc đã hi vọng mức chi của người tiêu dùng tăng trở lại sau khi chấm dứt các biện pháp phong tỏa liên quan đến COVID-19, vốn kìm hãm nền kinh tế.
Tuy nhiên, đầu tư tư nhân và nước ngoài thấp, tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao cùng căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và các quốc gia phương Tây tạo ra tâm lý thận trọng hơn. Bên cạnh đó, chính phủ vẫn chưa thực hiện gói kích cầu vốn được nhà đầu tư mong đợi.
Ngoài ra, luật chống gián điệp sửa đổi có hiệu lực vào ngày 1.7 khiến các công ty Mỹ cảm thấy lo lắng rằng cảnh sát sẽ thực hiện thêm nhiều cuộc đột kích vào công ty nước ngoài. Trong tháng 5, cảnh sát đã đột kích vào Bain và Mintz.
Trong ngày 20.6, Alibaba là tâm điểm đáng chú ý sau thông báo bất ngờ vào ngày 19.6 rằng Trương Dũng (Daniel Zhang) sẽ từ chức CEO vào tháng 9. Ông sẽ tập trung vào hoạt động kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây.
Là người đồng sáng lập Alibaba vào năm 1999, phó chủ tịch tỉ phú Thái Sùng Tín (Joe Tsai) sẽ trở thành chủ tịch theo kế hoạch thay đổi toàn bộ ban lãnh đạo. Trong những ngày nay, ông Thái càng nổi tiếng hơn khi trở thành chủ sở hữu chính của Brooklyn Nets thuộc NBA. Ngô Vịnh Minh (Eddie Yongming Wu), nhà đồng sáng lập khác, sẽ trở thành CEO.
Alibaba đang vật lộn với sự cạnh tranh của những nền tảng thương mại điện tử bán hàng giá rẻ trong và ngoài nước. Cụ thể, trong những năm gần đây, nhà bán lẻ điện tử thời trang Shein ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới như ByteDance, chủ sở hữu của mạng xã hội nổi tiếng TikTok.
Cho dù nhà sáng lập chính của Alibaba, tỉ phú Mã Vân (Jack Ma), không còn tham gia nhiều vào hoạt động điều hành tập đoàn trong vài năm qua nhưng tình hình khó khăn vẫn chưa được cải thiện. Để giúp tập đoàn phục hồi tăng trưởng, hồi tháng 3, Alibaba đã tách thành 6 công ty thành viên.
Kế hoạch thay đổi CEO khiến cho các nhà đầu tư vào Alibaba không an tâm cho đến khi công ty cho biết sẽ thực hiện kế hoạch phục hồi tăng trưởng trong môi trường khó khăn hiện tại.
Không chỉ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cốt lõi mà gần đây các khoản đầu tư và công ty con của Alibaba cũng đối mặt nhiều thách thức. Những công ty đó gồm hãng sản xuất xe điện Xpeng, nhà sản xuất phim Alibaba Pictures, và Alibaba Health Information. Công ty môi giới E-House do Alibaba đầu tư đã vỡ nợ. Đó là do chính sách kiểm soát chặt chẽ của chính phủ tác động mạnh đến những tập đoàn công nghệ lớn, gây thiệt hại nặng nề đến những thành công lớn nhất trong ngành.
Biên dịch: Gia Nhi
———————
Xem thêm:
Trung Quốc có 15 thành viên trong danh sách Midas List 2023
Các công ty công nghệ Trung Quốc gia nhập trào lưu chatbot
Trung Quốc có thêm tỉ phú mới sau khi Greenworks IPO
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/co-phieu-trung-quoc-lao-doc-do-nhieu-lo-ngai-ve-tang-truong-kinh-te)
5 tháng trước
Meituan ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực4 tháng trước
Ba điểm đến lý tưởng cho du lịch nha khoa11 tháng trước
Tài sản của tỉ phú giao đồ ăn Vương Hưng giảm 6,6 tỉ USD