Chỉ số quản lý thu mua (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam đã giảm thêm 5 điểm. Từ mức 45,1 điểm hồi tháng 7 xuống còn 40,2 điểm vào tháng 8, theo khảo sát do IHS Markit và Cimigo thực hiện.
Đây là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này ghi nhận giảm kể từ đầu năm đến nay. Ảnh hưởng bởi Covid-19, nhiều công ty phải tạm đóng cửa. Một số khác bị thiếu hụt lao động khiến việc sản xuất bị hạn chế.
“Tình trạng suy giảm trong lĩnh vực sản xuất một lần nữa được ghi nhận ở mức tương tự hồi tháng Tư năm ngoái – khi Việt Nam lần đầu giãn cách xã hội,” khảo sát cho biết.
Sản lượng hàng hóa đầu ra, các đơn đặt hàng mới trong nước lẫn xuất khẩu ở các doanh nghiệp sản xuất đều sụt giảm tháng thứ ba liên tiếp. Hơn 50% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết lượng đơn hàng mới đã giảm mạnh trong tháng 8.
Cụ thể, chỉ số này từ 53,6 hồi tháng 5 xuống còn 32,7 vào tháng 8. Tương tự, chỉ số đơn hàng xuất khẩu mới giảm từ 53,7 còn 37,2 – mức giảm nhanh nhất trong 15 tháng qua.
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng nghiêm trọng khiến thời gian giao hàng từ các nhà cung ứng tăng lên tháng thứ hai liên tiếp. Khoảng 43% doanh nghiệp khảo sát cho biết các nhà cung ứng của họ đã yêu cầu gia hạn thời gian giao hàng.
Đáng chú ý, các doanh nghiệp cho rằng mấu chốt chậm trễ là do hàng hóa bị ùn tắc tại các cảng. Chỉ số thời gian giao hàng của nhà cung ứng đã giảm 15 điểm trong ba tháng.
Cụ thể, từ mức 44,5 điểm hồi tháng 5, chỉ số này giảm xuống 30,5 vào tháng 8. Số đơn hàng mới giảm, nhưng mức dự trữ nguyên liệu đầu vào đã tăng lần đầu tiên trong ba tháng. Việc tích lũy cho thấy các công ty đang gặp khó khăn trong việc duy trì khối lượng sản xuất, khảo sát chỉ ra.
“Các nhà sản xuất ở Việt Nam đang đối diện nhiều khó khăn khi Covid-19 làm hạn chế khả năng sản xuất hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp đã giảm mức độ kỳ vọng về kết quả kinh doanh khi thấy việc hạn chế có thể kéo dài hơn dự kiến”, theo ông Andrew Harket – giám đốc mảng Kinh tế tại IHS Markit.
1 tháng trước
Quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam: Những cơ hội mới2 năm trước
Thương mại 11 tháng vượt cả năm 2020