Nhà sáng lập của ShopParty Anna Vladamyrska chia sẻ góc nhìn về xu hướng mua sắm qua hình thức livestream tại phương Tây.
Anna Vladamyrska là nữ doanh nhân công nghệ trẻ tuổi tốt nghiệp đại học Columbia, theo học chương trình học bổng Knight-Hennessy của đại học Havard và được McKinsey vinh danh trong danh sách Thế hệ Nhà Lãnh đạo Nữ Tiếp theo (Next Generation of Women Leaders).
Anna có tầm nhìn và động lực thôi thúc cô mang ý tưởng mua sắm qua livestream (phát video trực tiếp) đến phương Tây. Đặc biệt là thời trang thông qua ShopParty, nền tảng mua sắm trực tuyến hiện nay.
Trong khi mọi người cuốn theo trào lưu metaverse, Vladamyrska lại cho rằng đó là của tương lai. Mua sắm qua livestream là xu hướng mới xuất hiện trong giai đoạn bước sang metaverse, mà Vladymyrska tin tưởng đó là làn sóng quan trọng tiếp theo về cách người tiêu dùng mua sắm.
Mua sắm qua mạng xã hội là khái niệm về hoạt động mua hàng trên nền tảng số, nơi các thương hiệu giới thiệu và bán sản phẩm của mình qua video cho nhóm khán giả trực tuyến. Tuy đây có thể là ý tưởng mới lạ đối với người dân phương Tây, song mô hình này đã phát triển từ lâu trong xu hướng mua sắm hiện đại tại phương Đông.
Vì sao Anna tin rằng phụ nữ là động lực cho công nghệ mua sắm số và vì sao sự trung thực là giá trị nền tảng của ShopParty?
Cô có lập trường vững chắc về niềm tin rằng có xu hướng mới trong giai đoạn bước sang metaverse khi nói đến thời trang thương mại điện tử, và tin đó là mua sắm qua livestream. Vì sao lại như vậy?
Trước hết, công nghệ dành cho việc mua sắm trong metaverse vẫn đang hoàn thiện và mất 5-10 năm nữa để phần cứng đạt bước tiến về mặt công nghệ, tính chân thực được cải thiện, tích hợp thanh toán bằng tiền mã hóa cũng như khả năng mở rộng quy mô sẽ đến thời điểm hiện thực hóa giấc mơ thương mại trong metaverse.
Hiện nay, có các sàn thương mại và nền tảng tạm thời sẽ duy trì và hỗ trợ metaverse trở thành không gian thương mại trong tương lai. Tôi nhìn nhận đó là livestream hay mua sắm tương tác trực tuyến.
Mua sắm qua livestream kết nối cách chúng ta mua sắm hiện nay và từ trải nghiệm tương tác ảo trong metaverse cho nhiều lý do khác nhau. Đầu tiên, hình thức livestream thường được dùng như cầu nối thu hút người tiêu dùng cho phân khúc thị trường lớn không có sức hút với các nền tảng metaverse khác như gaming.
Không phải tạo avatar (nhân dạng ảo), tìm hiểu về công nghệ hay lập ví điện tử. Hình thức livestream cũng không quá xa lạ với cách mua sắm quen thuộc của một vài người, như kênh truyền hình mua sắm tại nhà hay mua sắm trực tuyến.
Từ việc người tiêu dùng đã quen với môi trường có sẵn, hình thức mua sắm qua livestream chỉ cần bổ sung thêm các yếu tố về động lực nhóm, cũng như tính tương tác.
Thứ hai và cũng là quan trọng nhất, hình thức này cũng dễ dàng sử dụng hơn cho cả thương hiệu và khách hàng, khi có thể thực hiện trên mọi thiết bị. Nếu có điện thoại thông minh, bạn đều có thể tham gia mua sắm qua livestream như người tiêu dùng và doanh nghiệp với thành công lớn.
Cô nhìn nhận như thế nào về nhu cầu dành cho hệ sinh thái mua sắm qua livestream và vai trò của phụ nữ trong sàn giao dịch này?
Chúng tôi nhìn vào phương Đông như ví dụ lớn nhất về quy mô phát triển của thị trường này tại phương Tây, với doanh thu của các nền tảng Trung Quốc là TaoBoa và WeChat trong ba năm qua tăng gần ba lần, lên hơn 60 tỉ USD. Đây là minh chứng cụ thể cho các nhà bán lẻ rằng livestream là cơ hội về thương mại điện tử tiếp theo.
Như tôi đề cập trước đó, người tiêu dùng cảm thấy quen thuộc với việc tham gia vào xu hướng mua sắm như vậy. Mạng lưới các kênh truyền hình mua sắm tại nhà vẫn thu về hơn 10 tỉ USD/năm, trong khi mua sắm trực tuyến – tăng trưởng trong thời kỳ đại dịch COVID-19 – chiếm 20% tổng doanh số.
Thống kê nói lên tất cả. Qua đó, những gì chúng tôi đang nhìn thấy từ đầu năm 2022 là 49% thương hiệu có kế hoạch tăng vốn đầu tư vào mua sắm qua livestream, và mới nhất là khai thác những cơ hội mua sắm qua phát trực tiếp với người nổi tiếng như Paris Hilton.
Đối với phụ nữ, họ đóng vai trò to lớn trong mọi giai đoạn phát triển lĩnh vực thương mại điện tử và đặc biệt quan trọng với metaverse như một nền tảng tiêu dùng.
Tuy chỉ chiếm 45% số người chơi game, song nữ giới lại là “nguồn lực” của thương mại điện tử, khi có đến 85% toàn bộ quyết định mua sắm đều do phụ nữ đưa ra. Vì vậy, thành công của thương mại điện tử trong tương lai phần nhiều sẽ phụ thuộc vào cách chúng tôi tiếp cận với nhóm dân số này.
Cô có quan điểm rằng mua sắm qua livestream đã xuất hiện từ lâu tại châu Á. Vậy tại sao các thương hiệu lại mất nhiều thời gian để áp dụng công nghệ này tại phương Tây?
Hoạt động mua sắm qua livestream được thúc đẩy từ nền tảng TaoBao Live của Alibaba vào ngày lễ Độc thân (phiên bản Black Friday của Trung Quốc), hình thành nên nhóm người nổi tiếng và người có sức ảnh hưởng mới tại Trung Quốc, lấy danh tiếng của mình và sự công nhận từ cộng đồng để đảm bảo cho thương hiệu hay sản phẩm.
Họ kiểm tra và dùng sản phẩm ngay trước màn hình của những người tiêu dùng tiềm năng và đưa ra lời nhận xét cá nhân về giá trị của sản phẩm. Điều này tạo động lực cho các thương hiệu ở cả châu Á và phương Tây tận dụng kênh bán hàng này tại châu Á.
Mỹ và các quốc gia còn lại ở phương Tây cũng đẩy mạnh việc ứng dụng hình thức livestream để bắt kịp với châu Á. Tuy vậy, các nền tảng như Instagram Live, Amazon Live và TikTok lại chậm chân trong việc tích hợp mô hình phát video trực tiếp (live streaming) vào mạng xã hội hơn. Các nền tảng này vẫn đang thử nghiệm mua sắm trực tiếp (live shopping) và tích hợp vào mạng xã hội, tính năng sẽ thu hút người tiêu dùng phương Tây.
Chúng tôi đã thử nghiệm phương pháp tương tự với ShopParty, với nền tảng dựa trên tương tác của mạng xã hội và đưa ra ý tưởng về việc mua sắm là một buổi tiệc. Do vậy, đối tượng mua sắm của chúng tôi là tham gia sự kiện xã hội cùng với những người bạn đáng tin cậy.
Từ đó cũng giúp chúng tôi hình thành việc kinh doanh và xây dựng thương hiệu, vì nền tảng liên kết tiếp thị giới thiệu, một trong những giải pháp marketing hiệu quả nhất.
Số liệu thống kê cho thấy, người tiêu dùng mua hàng qua lời giới thiệu từ người bạn cao gấp bốn lần và cao hơn tỷ lệ giữ chân khách hàng 37%. Trong khi người tiêu dùng tin tưởng vào lời giới thiệu từ người quen là 92%, theo Nielsen.
Một trong những nhận định về metaverse, nhất là lĩnh vực xa xỉ, nằm ở công nghệ chưa hoàn thiện để giúp các thương hiệu xa xỉ “đổ bộ” vào nền tảng metaverse. Cô cho rằng các thương hiệu có thể kiểm soát hình ảnh tốt hơn với mua sắm qua livestream và từ đó phát triển trong lĩnh vực này. Nhưng làm thế nào?
Các công ty xa xỉ đã đầu tư hàng triệu đô la Mỹ vào thương hiệu của mình và muốn bảo đảm cho doanh thu hàng tỉ USD. Họ tập trung vào hoạt động tiếp thị sản phẩm chất lượng với khả năng chế tác lành nghề và vật liệu tinh xảo, nhưng cũng dựa vào việc mang đến các trải nghiệm bán lẻ độc nhất và cảm xúc trung thành với thương hiệu.
Trong metaverse tồn tại trở ngại để chuyển đổi hình dạng vật lý của thương hiệu xa xỉ thành phiên bản ảo, khi công nghệ còn rất khó khăn trong việc tạo ra cửa hàng đại diện đẹp mắt và liền mạch cho thương hiệu. Đặc biệt là thương hiệu xa xỉ, khi không gian metaverse chưa đủ tân tiến để thực sự truyền tải những tinh hoa của thương hiệu hạng sang. Đây là điều nan giải cho lĩnh vực này vì đó những gì làm nên thương hiệu xa xỉ.
Do vậy, cũng dễ hiểu khi các thương hiệu xa xỉ còn lưỡng lự trong việc áp dụng hoàn toàn mô hình này, nếu không thể đưa những điểm tốt nhất vào metaverse. Đồng thời, hoạt động trong metaverse nhấn mạnh vào việc tạo ra trải nghiệm người dùng khác biệt từ công nghệ hơn trải nghiệm với chính thương hiệu đó. Nên có một vài sự mất kết nối.
Tuy vậy, trong lĩnh vực livestream, khía cạnh vật lý và bối cảnh của sản phẩm được nhân rộng, và bối cảnh trưng bày sản phẩm đó có thể trở thành cửa hàng đại diện trực tiếp của thương hiệu một cách hoàn chỉnh. Đó là sản phẩm thực tế được truyền tải đến người tiêu dùng qua video.
Đây là điều các công ty mong muốn, khi họ có thể duy trì sự trung thực của thương hiệu. Qua đó, dễ dàng kiểm soát trải nghiệm trong livestream hơn, vì hình thức này sát với trải nghiệm từ thế giới thực, trái với trải nghiệm vẫn còn chưa rõ ràng trong thế giới ảo.
Phát trực tiếp giúp các thương hiệu xa xỉ dễ dàng hơn để áp dụng các giải pháp, tiếp thêm sự tin về công nghệ mới, đội ngũ nhân sự và hoạt động tiếp thị.
Mọi người nên bắt đầu từ loại công nghệ nào?
Điều tuyệt vời là công nghệ để mua sắm qua livestream rất dễ sử dụng, khi có thể tạo nội dung từ bất kỳ loại smartphone, máy tính bảng hay máy tính nào.
Tại ShopParty, chúng tôi đã phát triển giải pháp mua sắm qua livestream tập trung vào thời trang, với giải pháp chất lượng với niềm tin sẽ nâng cao khả năng tương tác của người dùng hơn và có thể dễ dàng cho cả người tiêu dùng và thương hiệu sử dụng.
Giá trị có vai trò quan trọng đối với ShopParty không? Cô hãy chia sẻ về những giá trị thúc đẩy nền tảng của mình.
Chúng tôi nhìn vào những giá trị cụ thể cho người tiêu dùng và đối tác và hòa hợp vào triết lý thương hiệu của mình. Chúng tôi dành sự tận tâm cho những nữ doanh nhân lĩnh vực bán lẻ và mỗi thương hiệu mà mình hỗ trợ phải phù hợp với sứ mệnh của công ty, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
Chúng tôi cũng lấy làm tự hào khi ShopParty hỗ trợ cho các thương hiệu đạt chuẩn thực hiện theo 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG) tại Mỹ, bao gồm xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy bình đẳng giới.
Về những giá trị khác, chúng tôi là nền tảng mua sắm theo nhóm trực tuyến, nên xem trọng sự vui vẻ và tương tác. Đối với chúng tôi, điều đó có nghĩa là mang đến khách hàng trải nghiệm liềm mạch, giúp trải nghiệm người dùng đơn giản và thú vị.
Biên dịch: Minh Tuấn
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/shopparty-phat-trien-hinh-thuc-mua-sam-livestream-tai-phuong-tay)
3 năm trước
Doanh thu Amazon lần đầu vượt Walmart