Roland Berger đã hỗ trợ nhiều khách hàng, ở châu Á và trên toàn thế giới, trong các ngành công nghiệp khác nhau trong các dự án khử cacbon. Hầu hết trong số họ không làm điều đó dưới áp lực hoặc ràng buộc pháp lý mà bởi vì khách hàng và cổ đông của họ đang yêu cầu các mục tiêu trung hòa carbon, hoặc vì họ nhận ra lợi thế cạnh tranh của người đi đầu và tin tưởng vào việc phát triển các công nghệ, quy trình mới và đôi khi là các mô hình kinh doanh mới.
Thử thách khử cacbon
Bất chấp những cam kết và nỗ lực toàn cầu, lượng khí thải nhà kính toàn cầu vẫn tiếp tục tăng. Vẫn chưa có hoạt động khử cacbon nào ở quy mô lớn xảy ra trên quy mô toàn cầu, ngoại trừ trong thời gian giãn cách vì đại dịch COVID-19.
Hầu hết các quốc gia châu Á đã cam kết không phát thải ròng, chậm nhất vào năm 2070, trong số đó, phần lớn các quốc gia cam kết vào năm 2050, bao gồm cả Việt Nam. Những mục tiêu này rất thách thức do tăng trưởng kinh tế, điện khí hóa, tăng tiêu thụ điện và sự phụ thuộc vào than đá hiện nay.
Lượng khí thải nhà kính toàn cầu hàng năm phải giảm 26 tỉ tấn vào năm 2030 để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Đạt được mức giảm như vậy sẽ cần một nỗ lực lớn. Ví dụ: nếu tất cả các chuyến bay trên toàn thế giới sử dụng nhiên liệu bền vững vào năm 2030 sẽ giúp giảm 1 tỉ tấn hàng năm. Tuy nhiên, điều này là không thực tế vào năm 2030 do hạn chế về nguyên liệu.
Thay thế tất cả ô tô bằng các loại xe điện chạy bằng pin chạy hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo, điều cũng không dễ thực hiện, sẽ giảm phát thải khí nhà kính khoảng 3 tỉ tấn mỗi năm.
Cung cấp năng lượng cho ngành điện và nhiệt hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo sẽ giúp giảm 16 tỉ tấn.
Ba biện pháp này không thực tế để thực hiện đầy đủ vào năm 2030, và sẽ chỉ giúp giảm 20 tỉ tấn khí nhà kính. Trong khi thực tế chúng ta cần giảm 26 tỉ tấn. Do đó, chúng ta cần các giải pháp khử carbon rất đa dạng
Năng lượng tái tạo là cơ hội lớn nhất
Năng lượng tái tạo là cơ hội hiện hữu nhất để giảm phát thải khí nhà kính trong thời gian ngắn. Không chỉ để giảm sự phụ thuộc của chúng ta vào sản xuất năng lượng hóa thạch mà còn để tăng cường sản xuất các phân tử sạch (ví dụ nhiên liệu điện tử), chẳng hạn như cho các ứng dụng hàng không, vận chuyển và công nghiệp.
Phải còn rất lâu nữa năng lượng tái tạo mới được triển khai ở quy mô kỳ vọng. Để theo kịp mức tăng nhiệt độ tối đa 1,5 độ C, chúng ta phải triển khai 8 Terawatt (hoặc 8.000 Gigawatt) năng lượng tái tạo trên toàn cầu trong thập kỷ này, trong đó 4,2 Terawatt ở Châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng chỉ có 1,7 Terawatt được lắp đặt ở Châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2022. Do đó, trong thập kỷ này, chúng ta cần triển khai khoảng 2,5 lần tổng công suất tái tạo được lắp đặt hiện nay ở Châu Á-Thái Bình Dương.
Việt Nam đã dẫn đầu về năng lượng tái tạo trong khu vực – là quốc gia số 1 ở châu Á về tỉ trọng năng lượng tái tạo trong sản xuất điện. Điều này có được do công suất thủy điện lớn và tốc độ tăng trưởng năng lượng mặt trời diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là vào năm 2020. Sự thay đổi diễn ra quá nhanh dẫn đến vấn đề quá tải lưới điện và và sau đó là ngưng lại.
Quy hoạch Điện 8 (“PDP8”) được phê duyệt gần đây là một cột mốc quan trọng khác đối với quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam, với mục tiêu sản xuất điện từ năng lượng tái tạo chiếm 31-39% tổng lượng điện vào năm 2030. Ví dụ, quy hoạch đặt mục tiêu đạt 6 Gigawatt điện gió ngoài khơi vào năm 2020. 2030 và 70-91 Gigawatt vào năm 2050. Những mục tiêu đầy tham vọng này sẽ đưa Việt Nam dẫn đầu các quốc gia trong việc tiếp nhận các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo trong khu vực.
Khử cacbon – một lợi thế cạnh tranh cho các công ty và quốc gia
Khi khách hàng, tổ chức cho vay và những nhân công ngày càng đưa ra các yêu cầu nghiêm túc hơn về việc các công ty phải khử cacbon, vận hành hiệu quả thích ứng biến đổi khí hậu đã trở thành một phần của mô hình cạnh tranh mới cho các công ty và quốc gia.
Ví dụ khi các công ty đặt mục tiêu bằng khử ròng về 0, họ chuyển mục tiêu đó xuống các công ty con trên toàn cầu và tạo ra các áp lực cho những nhà cung cấp của họ.
Mặc dù Việt Nam không có thuế carbon, nhưng các công ty ở Việt Nam phải chịu thuế carbon quốc tế. Liên minh châu Âu đã công bố Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), là mức thuế carbon đối với các sản phẩm sử dụng nhiều carbon nhập khẩu vào EU, có hiệu lực từ năm 2026. Với việc EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, các nhà sản xuất tại Việt Nam phải đối mặt với các loại thuế như vậy.
Tầm quan trọng của xuất khẩu trong GDP của Việt Nam khiến vận hành hiệu quả thích ứng biến đổi khí hậu trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với khả năng cạnh tranh và tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam, không chỉ vì các loại thuế như CBAM mà còn vì các chuỗi cung ứng và việc những khách hàng sẽ yêu cầu điều đó.
Trung hòa carbon (net zero) vào năm 2050
Mục tiêu khử ròng 0% của Việt Nam vào năm 2050 đang đặt ra một chương trình nghị sự về khử cacbon đầy tham vọng. Việt Nam có 27 năm để đạt được mức khử ròng 0%, đây là một thời gian ngắn khi xem xét nhu cầu chuyển đổi theo định hướng chính sách liên quan đến cơ sở hạ tầng, năng lượng và các ngành có chu kỳ đầu tư dài hạn.
27 năm là một mốc thời gian thậm chí còn nhiều thách thức hơn trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi các lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển đổi đó là cơ hội để kết hợp hiện đại hóa công nghiệp với quá trình khử cacbon.
PDP8 và các cam kết chuyển đổi hoặc loại bỏ các nhà máy nhiệt điện than là những bước quan trọng. Lộ trình ngành điện đầy tham vọng này được bổ sung bởi các chính sách hoặc cam kết của quốc gia và thành phố, xung quanh việc sử dụng EV và giảm thiểu động cơ đốt trong, phát triển đường sắt cao tốc, bảo tồn rừng và các bể chứa carbon khác, đặc biệt là ở các khu vực ven biển và hiện đại hóa công nghiệp để chuyển từ các ngành công nghiệp hoặc quy trình năng lượng cao và carbon cao.
Tuy nhiên, một khuôn khổ quanh việc xây dựng hiệu quả năng lượng, khí thải công nghiệp và hệ thống mua bán khí thải sẽ nhanh chóng bổ sung cho các chính sách hiện có và các mục tiêu chính xác sẽ hiện thực hóa các cam kết. Việt Nam cũng được thiên nhiên ưu đãi với các tiềm năng thu hồi, lưu trữ và sử dụng carbon (CCUS) mạnh mẽ, nhờ vào trữ lượng các mỏ khí cũng như mật độ tập trung cao của các nguồn phát thải dọc theo bờ biển.
Việt Nam cũng có cơ hội rõ rệt trong khai thác lĩnh vực sản xuất thiết bị nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng này và xuất khẩu. Ví dụ nhu cầu trên toàn cầu và trong khu vực đối với pin và tấm năng lượng mặt trời, tua-bin gió đã tăng trưởng đáng kể.
Những hành động táo bạo này rất quan trọng trong việc gia tăng năng lực cạnh tranh của quốc gia. Chúng cũng là một động cơ chủ lực cho sự phát triển trong tương lai. Một chương trình nghị sự bền vững đầy tham vọng trong nước nhanh chóng dẫn đến việc phát triển một ngành công nghiệp xanh trong nước, hiệu ứng quy mô, cải tiến công nghệ và tiềm năng xuất khẩu trong khi thu hút tín dụng xanh và tài trợ vốn chủ sở hữu khổng lồ.
Vai trò khử cacbon của các công ty tại Việt Nam
Roland Berger đã hỗ trợ nhiều khách hàng, ở châu Á và trên toàn thế giới, trong các ngành công nghiệp khác nhau trong các dự án khử cacbon. Hầu hết trong số họ không làm điều đó dưới áp lực hoặc ràng buộc pháp lý mà bởi vì khách hàng và cổ đông của họ đang yêu cầu các mục tiêu trung hòa carbon, hoặc vì họ nhận ra lợi thế cạnh tranh của người đi đầu và tin tưởng vào việc phát triển các công nghệ, quy trình mới và đôi khi là các mô hình kinh doanh mới.
Hiện tại, việc các công ty đo lường lượng khí thải carbon của họ, đặt mục tiêu khử cacbon và triển khai các sáng kiến để đưa ra kết quả đã trở thành thông lệ tiêu chuẩn
Điều khác biệt giữa các công ty là mức độ tham vọng và tốc độ triển khai. Các công ty cam kết khử cacbon hơn có các mục tiêu tích cực hơn hoặc áp dụng các mục tiêu này cho phạm vi phát thải rộng hơn, bao gồm cả phát thải gián tiếp (ví dụ: trong các sản phẩm được mua từ nhà cung cấp). Nhiều công ty tập trung vào khí hậu hơn cũng có các mục tiêu đầy tham vọng trong thời gian ngắn trước năm 2030.
Những người chiến thắng thực sự sẽ là những công ty phát triển mô hình kinh doanh của họ và định nghĩa lại những gì họ làm. Làm thế nào về việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ phục vụ quá trình khử cacbon của khách hàng?
Có rất nhiều cơ hội, đặc biệt là ở Việt Nam, nhằm khai thác nhanh chóng năng lượng tái tạo, đầu tư và lưu trữ lưới điện – cũng như hiệu quả năng lượng và quản lý nhu cầu, điện khí hóa (ví dụ xe điện, xe đạp điện, sạc EV) , hydro, nhiên liệu hàng không bền vững, nhiên liệu carbon thấp khác, sản xuất thiết bị (ví dụ năng lượng gió, sản xuất pin).
Khử cacbon sẽ là điều bắt buộc, đặc biệt là ở châu Á, nơi chiếm hơn một nửa lượng khí thải toàn cầu. Các công ty hành động nhanh chóng và biến quá trình khử cacbon thành cơ hội kinh doanh thay vì coi đó là gánh nặng sẽ được hưởng lợi.
Tại Roland Berger, chúng tôi hợp tác với khách hàng của mình ở nhiều lĩnh vực trong hành trình khử cacbon, bao gồm cả việc khai thác các mảng kinh doanh mới.
—
Dieter Billen (Partner) là chuyên gia đứng đầu bộ phận Năng lượng & Phát triển Bền vững của Roland Berger tại Đông Nam Á. Ông cố vấn cho nhiều khách hàng về các dự án chuyển đổi năng lượng, phát triển bền vững và các chương trình khử cacbon. Có thể liên hệ với Dieter tại dieter.billen@rolandberger.com.
Roland Berger là một công ty tư vấn toàn cầu, có trụ sở chính tại Đức với sự hiện diện mạnh mẽ ở Đông Nam Á, bao gồm cả văn phòng tại Việt Nam. Thông tin thêm về www.rolandberger.com.
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/mot-phan-cua-mo-hinh-canh-tranh-moi-khu-cacbon)
1 năm trước
Forbes Việt Nam số 119: Nền kinh tế tuần hoàn1 năm trước
Forbes Việt Nam số 122: Ngành công nghiệp game