Hai ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là MUFG và SMBC, vừa theo bước một số đơn vị cùng ngành ở Canada và Hoa Kỳ, khi rút khỏi Liên minh ngân hàng không phát thải ròng (NZBA).
Động thái được dự đoán có thể đe dọa mục tiêu chống biến đổi khí hậu của khối nhà băng toàn cầu. NZBA là sáng kiến từ Liên Hợp Quốc, gồm khoảng 130 thành viên, với số vốn gần 49.000 tỷ USD.
Hầu hết ngân hàng lớn ở châu Á, vẫn quyết tâm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và giữ nguyên tư cách thành viên trong NZBA. Theo nhiều ý kiến, quá trình chuyển sang hoạt động kinh tế không phát thải đang diễn ra mạnh mẽ, các ngân hàng này nhận thấy khó đứng ngoài xu thế.
Để tránh mất thêm thành viên, NZBA đang cân nhắc nới lỏng một số quy định về khí thải. Tuy nhiên nhiều ngân hàng nhận xét, Liên Hợp Quốc đang thiên vị. Họ muốn các công ty đốt than và dầu khí phải chịu trách nhiệm nhiều hơn, về việc xả quá nhiều chất thải ra môi trường.
MUFG gia nhập NZBA tháng 6.2021 với tư cách đơn vị đầu tiên từ Nhật và nằm trong ban chỉ đạo của tổ chức. Trong kế hoạch 2024 – 2026, MUFG cam kết thúc đẩy tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường, để tiến tới trung hòa carbon.
SMBC từ lâu định vị mình là ngân hàng xanh. Trong kế hoạch 2023 – 2025, cam kết đẩy mạnh khử carbon và góp phần giải quyết bất bình đẳng trên toàn cầu.
Bên cạnh cam kết tích cực trên, theo báo cáo của “Banking on Climate Chaos”, MUFG và SMBC đã đầu tư và tài trợ cho nhiều dự án dầu khí, nằm trong danh sách 12 tổ chức cung cấp tài chính hàng đầu cho những dự án nhiên liệu hóa thạch.
Vấn đề hiện nay, là MUFG, SMBC và Mizuho có giúp đối tác chuyển đổi sang kinh tế xanh một cách hiệu quả hay không? Nhiều ngân hàng lớn ở Úc và châu Âu, xem hỗ trợ chuyển đổi như hoạt động cốt lõi và đáng tin cậy, nhằm cùng nhau chống lại tình trạng trái đất nóng lên.
Năm 2024, nhiều cổ đông và nhà đầu tư của các ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, đã kêu gọi cải thiện quá trình hỗ trợ khách hàng, trong những dự án chống biến đổi khí hậu.
Từ khi ông Trump nhậm chức ngày 20.1.2025, Hoa Kỳ giảm nhiều cam kết về môi trường. Xu hướng vẫn chưa tác động lớn đến châu Á. Tuy vậy có dấu hiệu cho thấy MUFG, SMBC, Nomura và Norinchukin đang hòa mình vào quan điểm trên. Ví dụ không tuân thủ cam kết phát thải ròng bằng 0, tiếp tục hỗ trợ đối tác mở rộng hoạt động liên quan tới dầu khí và than đá, bất chấp ảnh hưởng tới danh tiếng cũng như tổn hại môi trường nhiều quốc gia.
Rủi ro biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ nét. Theo Postdam Institute, trong 25 năm nữa, thời tiết cực đoan như nhiệt độ cao, mưa lớn và lũ lụt, sẽ gây thiệt hại thường niên lên đến 38.000 tỷ USD nếu không có biện pháp mạnh ngay bây giờ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, các tổ chức xã hội và chính phủ, phải gây áp lực hơn nữa với những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản. Ví dụ cảnh báo kinh tế Nhật Bản có thể tổn hại 9.200 tỷ USD vào năm 2050 do biến đổi khí hậu.
Theo nghiên cứu của Deloitte, nếu khối tư nhân lẫn chính phủ trên toàn thế giới đoàn kết, thực hiện đầy đủ quy định tiến tới giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, thì đến năm 2070 kinh tế toàn cầu có thể tiết kiệm 43.000 tỷ USD và tăng trưởng 3,8% GDP.
Theo các nghiên cứu, khai thác nhiên liệu hóa thạch đang giống như uống thuốc độc loại nhẹ, từ từ tiêu cực đến môi trường toàn cầu. Càng khai thác càng nguy hại. Trong khi đó năng lượng gió và mặt trời, có thể thay thế điện than lẫn điện từ dầu mỏ khí đốt ở mọi nơi trên thế giới.
Nhiều nhà khoa học cảnh báo, mặc dù các ngân hàng lớn của Nhật như MUFG, SMBC, Nomura và Norinchukin đã rút khỏi NZBA, nhưng cam kết giúp giảm phát thải về 0 phù hợp với thỏa thuận khí hậu Paris phải giữ nguyên, và có thể kiểm chứng.
Nhiều con mắt hiện dồn vào dự án khai thác khí đốt mang tên Papua LNG ở Papua New Guinea, được nhận xét sẽ tạo ra lượng khí thải khổng lồ. Các ngân hàng lớn nhất của Nhật đang cấp vốn và hỗ trợ dự án này.
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), BNP Paribas, Common Wealth và ít nhất 10 ngân hàng lớn khác trên toàn cầu, đã cam kết không tham gia Papua LNG.
Người ủng hộ LNG từ lâu coi đây là nhiên liệu sạch. Tuy nhiên quá trình sản xuất và vận chuyện lại gây rò rỉ khí metan, hại cho môi trường. Quá trình đốt cháy cũng tạo ra lượng CO2 lớn.
Nhiều chuyên gia nhận xét, do thiếu tài nguyên thiên nhiên, nên Nhật Bản luôn bị ám ảnh về an ninh năng lượng. Xây dựng nhà máy LNG ở ngoại quốc sau đó nhập về nước là một trong những giải pháp, mặc dù đánh đổi bằng môi trường. Điều này đặt các ngân hàng lớn của Nhật vào thế chịu nhiều sức ép. Do đó có ý kiến cho rằng, không dễ để thực hiện những cam kết theo thỏa thuận khí hậu Paris một cách dứt khoát.
(Biên dịch: NVP)
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/ly-do-cac-ngan-hang-lon-o-nhat-kho-dat-muc-tieu-giam-phat-thai-ve-0)
2 năm trước
2 năm trước
4 tháng trước
Honda chuẩn bị ngưng sản xuất xe Cub 50 huyền thoại