Ngày 10.7 tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, các ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc nhấn mạnh xu hướng gắn kết hơn trong quan hệ song phương, giữa bối cảnh toàn cầu bất ổn.
Trong phát biểu khai mạc hội nghị ngoại trưởng ASEAN – Trung Quốc, Ngoại trưởng Malaysia Mohamad Hasan nói rằng, Trung Quốc là 1 trong những đối tác thực chất và năng động nhất của ASEAN. Mối quan hệ được xây dựng dựa trên lợi ích chung về kinh tế.
Ngoại trưởng Vương Nghị đồng quan điểm, nhấn mạnh Trung Quốc coi ASEAN là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại.
Hội nghị ngoại trưởng ASEAN – Trung Quốc, là một phần trong hoạt động đối ngoại giữa ASEAN với nhiều đối tác khác nhau, như Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Các sự kiện có sự góp mặt của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio.
Trong cuộc họp ngoại trưởng ASEAN – Hoa Kỳ, Đông Nam Á bày tỏ lo ngại về thuế quan nhưng ông Rubio muốn tập trung vào trọng điểm khác mà Washington ưu tiên với khu vực.
Đề cập biến động thương mại đang diễn ra, ông Vương lưu ý đến xu hướng hợp tác và ngăn đối đầu.
Từ 2020 tới nay, ASEAN và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nhau. Kim ngạch năm 2024 là 771 tỷ USD, tăng 10,6% so với 2023.
Tháng 5 vừa qua, 2 bên công bố đạt được hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) phiên bản 3.0, sau 9 vòng đàm phán kéo dài 2 năm rưỡi.
Phiên bản này có 9 chương mới liên quan đến kinh tế số, kinh tế xanh và chuỗi cung ứng. Bộ Thương mại Trung Quốc mô tả đây là cánh cửa dẫn tới “cái chợ” chung của 2 bên.
Đầu tuần, Hoa Kỳ công bố mức thuế mới với hàng loạt quốc gia từ tháng 8. Myanmar và Lào cao nhất 40%, Campuchia 36%, Thái Lan 36%, Indonesia 32%, Malaysia 25%, Brunei 25%, Philippines cùng Việt Nam 20%. Singapore chưa nhận được thông báo thuế mới.
Ngày 9.7, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim phát biểu tại cuộc họp ngoại trưởng ASEAN rằng, thuế quan đang được sử dụng như công cụ gây sức ép, cô lập và kìm chế. Giờ đây, thuế quan đã trở thành công cụ cạnh tranh địa chính trị.
Nhiều tiếng nói tại hội nghị cho rằng, thuế quan đơn phương sẽ phản tác dụng, làm trầm trọng thêm sự phân mảnh kinh tế toàn cầu, đặt ra thách thức cho ổn định và tăng trưởng của Đông Nam Á.
Trong cuộc họp ASEAN – Hoa Kỳ sau đó, Ngoại trưởng Marco Rubio nói: “Đông Nam Á là khu vực quan trọng. Hoa Kỳ có quan hệ vững chắc và sẽ không giảm sự ưu tiên. Ngược lại, sẽ củng cố và làm vững chắc thêm, không chỉ ở thế kỷ này mà cả thế kỷ tiếp theo. Những câu chuyện đáng chú ý của thế giới trong 50 năm tới, sẽ được viết ra tại đây.”
Tại cuộc gặp song phương với ông Rubio, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim nói họ không chọn phe. Mặc dù quan hệ thương mại với Hoa Kỳ quan trọng, nhưng ASEAN sẽ tiếp tục củng cố hợp tác với nhiều đối tác khác, để bảo vệ lợi ích quốc gia.
Phó giáo sư Ja Ian Chong từ đại học quốc gia Singapore (NUS) nói rằng, ACFTA 3.0 có thể thúc đẩy thương mại, nhưng cũng củng cố nhận thức về sự phụ thuộc của ASEAN vào Trung Quốc về thương mại hàng hóa.
Ông Noto Suoneto từ Hội đồng Doanh nghiệp Indonesia lo ngại, hàng giá rẻ Trung Quốc sẽ tràn ngập ASEAN, khiến lĩnh vực sản xuất của khối đối mặt sức ép lớn.
(Biên dịch: NVP)
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/thue-quan-hoa-ky-day-asean-va-trung-quoc-gan-ket-hon)
4 tháng trước
Hãng karaoke Nhật nỗ lực mở rộng thị trường nước ngoài2 tháng trước
Gạo có thể là trọng tâm đàm phán thương mại Mỹ – Nhật6 tháng trước
Xe điện bán ra trên toàn cầu tăng mạnh trong năm 20243 năm trước
TPG nhắm mức định giá lên tới 9,5 tỉ USD khi IPO