Cuộc sống trong đại dịch COVID-19 đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi khả năng ứng biến và thích nghi mạnh mẽ để mỗi cá nhân tiếp tục sống, thực hiện được những kế hoạch và mục tiêu định trước. Tinh thần kiên định được tạo dựng dựa trên đam mê, khả năng duy trì động lực, thực hành kỷ luật và thái độ tập trung là yếu tố quan trọng để có thể đạt được những mục tiêu định trước.

Trong cuộc trò chuyện trực tuyến đặc biệt nhân kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20.10), bốn gương mặt trong danh sách 20 Phụ nữ Việt Nam truyền cảm hứng năm 2021 lần đầu tiên của Forbes Vietnam sẽ chia sẻ góc nhìn của họ về cách họ duy trì sự bền bỉ, dẻo dai để thích ứng với cuộc sống trong bối cảnh dịch bệnh trong khi chủ động hướng tới tương lai tích cực.

Slide Slide Slide Slide

KHÁCH MỜI


Nguyễn Linh Chi

Vận động viên chạy bộ nghiệp dư

Chi Nguyễn (Chi Kenya) là cái tên nổi bật nhất trong phong trào chạy bộ nghiệp dư tại Việt Nam. Chi là người Việt đầu tiên đến Boston Marathon 2019 bằng tấm vé chính thức. Dịch bệnh khiến Chi lỡ nhiều kế hoạch tham dự các giải chạy quan trọng đã định trước, nhưng cô có những cách để duy trì động lực và kỷ luật để chuẩn bị cho những hoạt động thể thao trong tương lai.

Cái khó cũng là cái đẹp của cuộc chơi.

Nguyễn Thị Hồng Cúc

Hoàn thành bậc học tiến sỹ ở tuổi 69

Bà Cúc hoàn tất bằng tiến sĩ ở tuổi gần thất thập vào năm 2020, sau bảy năm và một cơn tai biến. Bà là nhân chứng sống động về tinh thần học tập suốt đời để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội. Trong đại dịch, bà duy trì thói quen đọc sách, sáng tác, học ngoại ngữ trực tuyến. Bà thích nói về hiện tại và tương lai nhiều hơn là nhìn về quá khứ.

Nếu tôi sống một ngày mà chỉ ăn, không làm việc, không học được gì thì tôi thấy ngày đó tôi phung phí quá.

Hoàng Nữ Ngọc Tim

Sáng lập và điều hành Nhà May Mắn

Trong 29 năm qua, Hoàng Nữ Ngọc Tim (tên Thụy Sỹ là Aline Rebeaud) sáng lập và điều hành Nhà May Mắn, giúp đỡ trẻ mồ côi, người trưởng thành tật nguyền không nơi nương tựa tìm lại cuộc sống cân bằng tại Việt Nam. Việc chăm sóc những người thiếu may mắn trở nên càng thách thức hơn trong đại dịch, nhưng “ở đâu có ý chí, ở đó có con đường.”

Mình không thể cứu tất cả mọi người nhưng mình có thể giúp đỡ nhiều người tìm lại cân bằng trong cuộc sống.

Tô Thụy Diễm Quyên

Chuyên gia giáo dục

Trong hơn 30 năm qua, Diễm Quyên là “người truyền lửa sáng tạo” hướng dẫn các phương pháp giáo dục tích cực để học sinh hạnh phúc thông qua vai trò là giảng viên của các chương trình về đổi mới sáng tạo. Bà là người Việt Nam đầu tiên được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục sáng tạo (Microsoft Innovative Educator Expert Fellow). Những tác động của đại dịch đã khiến bà tiếp tục các ý tưởng liên quan tới giáo dục và trẻ em, trong đó có các cách thức để trẻ em mất nơi nương tựa tiếp tục được nuôi dưỡng và học tập.

Thất bại về tài chính có thể làm lại từ đầu. Thất bại về tình yêu cũng có thể tìm người khác làm lại từ đầu.
Chỉ có thất bại về giáo dục là vĩnh viễn không thể làm lại…

Phạm Quốc Lộc

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thái Bình Dương, Nha Trang

Tiến sĩ Phạm Quốc Lộc là nhà quản lý nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục đại học tại Việt Nam. Ông lấy bằng Tiến sĩ ngành Văn học so sánh (Comparative Literature) tại Đại học Massachusetts Amherst (Hoa Kỳ) vào năm 2011. Bên cạnh giáo dục, TS. Lộc cũng rất chú trọng đến việc thực thi các sáng kiến thay đổi xã hội và các vấn đề về phát triển trong thời kì hội nhập, chẳng hạn như bất bình đẳng giới, tham nhũng, và môi trường. Ông cũng đã sáng lập Trung tâm Giáo dục Tổng quát và Đổi mới sáng tạo tại Thái Bình Dương.

Theo dõi kênh Facebook chính thức của Forbes Việt Nam để cập nhật thông tin mới nhất và tham gia sự kiện


“I am a woman

Phenomenally

Phenomenal woman

That’s me.”

— Phenomenal Woman, Maya Angelou