Nội khối ASEAN+3 thúc đẩy giao thương, tăng cường hợp tác chuyển đổi số và xanh, cùng xây dựng chuỗi cung ứng bền vững để vượt qua bất ổn trong một thế giới ngày càng phân mảnh.
“Các nền kinh tế trong khu vực ASEAN+3 đã nhiều lần cùng nhau vượt qua những cú sốc thương mại toàn cầu,” nhà kinh tế trưởng Hoe Ee Khor nói trong sự kiện họp báo công bố báo cáo triển vọng kinh tế khu vực của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO).
“Trong bối cảnh thương mại đầy biến động như hiện nay, đoàn kết và tăng cường hợp tác trong khu vựclà yếu tố then chốt. Sẽ không có ai giành thắng lợi trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra mà chỉ có đồng lòng, chúng ta mới tăng trưởng mạnh,” ông Hoe Ee Khor nói thêm.
Báo cáo kinh tế thường niên vừa được AMRO công bố vào ngày 15.4 cho rằng dù thị trường hiện tại đầy bất định, chính quyền Tổng thống Trump điều chỉnh mức áp thuế mới lên các quốc gia trong những tháng tới, dự kiến có thể khiến thương mại suy yếu, gián đoạn chuỗi cung ứng và gia tăng biến động trên thị trường tài chính, khu vực ASEAN+3 vẫn có khả năng thích ứng, vượt qua.
Báo cáo nhấn mạnh đến khả năng ứng phó của các nền kinh tế trong khu vực ASEAN+3 để vượt qua “cú sốc thương mại” toàn cầu sau khi chính quyền Tổng thống Trump công bố thuế quan đối ứng áp lên hàng chục nước vào ngày 2.4.
Trước khi mức thuế quan đối ứng được công bố, AMRO đã dự báo khu vực ASEAN+3 có thể tăng trưởng ở mức hơn 4% trong cả hai năm 2025 và 2026, nhờ nhu cầu trong khu vực tăng mạnh, đầu tư phục hồi và lạm phát thấp, ổn định.
Tuy nhiên, các biện pháp áp thuế của Mỹ có thể làm cho mức tăng trưởng này giảm xuống 4% trong năm 2025 và thậm chí thấp hơn, ở mức 3,4% vào năm 2026. Những dự báo này có thể thay đổi vì Mỹ vẫn còn tiếp tục điều chỉnh các biện pháp áp thuế trước sự phản ứng của thị trường và các biện pháp trả đũa từ đối tác thương mại.
“Triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế trong khu vực ASEAN+3 có thể bị thuế quan ảnh hưởng,” ông Hoe Ee Khor nhận định, đồng thời nói thêm: “Tuy nhiên, các nền kinh tế trong khu vực ASEAN+3 hiện có khả năng ứng phó, vượt qua cú sốc thuế quan tốt hơn so với quá khứ” nhờ những nền tảng vững chắc.
Các nền kinh tế trong khu vực ASEAN+3 có khả năng tài chính để hỗ trợ cho những lĩnh vực bị ảnh hưởng, giúp duy trì nhu cầu nội địa. Những ngân hàng trung ương trong khu vực có thể nới lỏng chính sách tiền tệ nhờ lạm phát thấp và ổn định, đồng thời có thể sử dụng các công cụ vĩ mô và thanh khoản để bảo vệ ổn định tài chính.
Trong những năm qua, các nền kinh tế trong khu vực ASEAN+3 tăng cường giao thương và hoạt động xuất khẩu, giúp giảm sự phụ thuộc vào một thị trường, nâng cao khả năng ứng phó của khu vực trước các biến động toàn cầu.
Theo ông Allen Ng, Trưởng nhóm Giám sát Kinh tế vĩ mô tại AMRO, các nền kinh tế trong khu vực ASEAN+3 cũng nên tiếp tục cải cách bộ máy và nâng cao năng suất để giúp khai thác tiềm năng tăng trưởng của khu vực. Ngoài ra, đẩy nhanh quá trình số hóa, chuyển đổi xanh có thể giúp khu vực ASEAN+3 duy trì tăng trưởng bền vững.
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/khu-vuc-asean3-van-du-suc-vuot-qua-nhung-cu-soc-thuong-mai-bat-ngo)
3 tuần trước
Hyundai sắp đầu tư hơn 20 tỷ USD vào Mỹ8 tháng trước
Bí quyết đầu tư đưa Andrew Nikou thành tỉ phú2 tháng trước
Việt Nam hưởng lợi từ thời ‘Trump 2.0’