Thời gian qua, tỷ lệ sinh ở nhiều quốc gia châu Á tiếp tục đi xuống. Bình quân số con trên mỗi phụ nữ đã giảm còn 1,15 ở Nhật Bản, 0,75 ở Hàn Quốc và 0,97 ở Singapore.
Đây là mức thấp hơn nhiều con số cần thiết 2,1 để duy trì nhân khẩu ổn định. Xu thế này vẫn tiếp diễn, mặc dù các chính phủ đã chi hàng tỷ USD để cải thiện tình hình.
Hầu hết các chính phủ đang tập trung vào 2 hỗ trợ chính: Tặng tiền mặt và mở rộng dịch vụ chăm sóc trẻ em. Tặng tiền mặt khi các cặp đôi sinh con, mặc dù được ưa chuộng nhưng không tác động nhiều.
Tại Nhật Bản, chính phủ dự tính chi 640 tỷ yên (4,34 tỷ USD) trong năm nay, tức tăng 40% so với năm 2024 cho trợ cấp này. Dựa trên các nghiên cứu, trợ cấp bình quân tăng 10% thúc đẩy tỷ lệ sinh thêm 1%. Nghĩa là năm nay tỷ lệ sinh có thể tăng thêm 4%.
Mở rộng dịch vụ chăm sóc trẻ em có vẻ hiệu quả hơn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu không có quá trình hỗ trợ chăm sóc trẻ em từ năm 1990 đến 2020, tỷ lệ sinh ở nước này sẽ thấp hơn 0,1%.
Hỗ trợ chăm sóc trẻ em giúp giải quyết gánh nặng nhiều gia đình đối mặt. Hàn Quốc và Singapore cũng đi theo con đường này, nhưng chưa thể ngăn xu hướng giảm nhân khẩu.
Khi chính sách truyền thống hết không gian phát huy tác dụng, đến lúc những chính phủ cần nghiên cứu cách tiếp cận khác.
Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, tình trạng mất cân bằng trong làm việc nhà rất nghiêm trọng. Riêng Nhật Bản, phụ nữ làm việc nhà và chăm sóc trẻ em nhiều gấp 5,5 lần nam giới. Hàn Quốc ít hơn nhưng cũng gần tương tự. Đây là văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc Á Đông. Nam giới làm việc bên ngoài, phụ nữ làm việc trong nhà.
Theo 1 nghiên cứu mới đây ở Nhật Bản, những gia đình có người cha dành hơn 6 giờ cuối tuần làm việc nhà và chăm sóc con cái, thì 67% có 2 con trở lên. Khi trách nhiệm chăm sóc con cái đổ lên vai người mẹ, thường phụ nữ không muốn sinh nhiều.
Một nghiên cứu ở Hàn Quốc cho thấy, chi phí quá cao cho học hành, cũng là nguyên nhân các gia đình không muốn sinh nhiều. Nếu không có áp lực giáo dục này, tỷ lệ sinh ở Hàn Quốc có thể sẽ cao hơn 28%.
Singapore và một số xã hội khác cũng gặp tình huống tương tự. Thành công trong giáo dục của con cái cần đầu tư lớn, nên các gia đình thường sinh ít để tập trung nguồn lực. Hàn Quốc là ví dụ điển hình. Các gia đình bình quân chi 9,2% thu nhập cho giáo dục trên mỗi trẻ em.
Giải pháp là giảm sự chú ý vào những đại học hàng đầu, hài hòa hơn với trường tư và dạy nghề. Chuyển đổi thói quen tuyển dụng của doanh nghiệp, từ ưu tiên tốt nghiệp đại học lớn, sang ưu tiên kỹ năng và hiệu suất. Thứ 3 là tạo ra con đường thành công khác ngoài đại học, như trường nghề hay tự học.
Nhiều chuyên gia khẳng định, thúc đẩy sự tham gia của nam giới vào việc nhà và chăm sóc trẻ em, cần được quan tâm như chiến lược quan trọng của chính phủ. Các công ty nên có chính sách linh hoạt để nam nhân viên chăm sóc con cái, sẽ thu hút nhiều nhân tài hơn, trong khi nguồn lực được sử dụng hiệu quả.
Thứ 2 cần xem xét lại, cạnh tranh quá mức trong giáo dục tạo ra những mặt tiêu cực nào? Học giỏi và ép buộc con cái đến mức không có tuổi thơ, liệu mang đến hạnh phúc và sự phát triển bền vững của xã hội?
Suy giảm tỷ lệ sinh tại châu Á đang ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên hay Singapore. Chìa khóa giải quyết, có thể là 1 giải pháp mới mang tính toàn diện. Nơi đó mọi trẻ em đều được hưởng giáo dục chất lượng không nặng điểm số, không phân biệt hoàn cảnh gia đình, cũng như cả cha và mẹ đều chia sẻ việc nhà.
(Biên dịch: NVP)
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/chau-a-can-cai-cach-manh-me-de-ngan-xu-huong-giam-dan-so)
6 tháng trước
Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản về GDP đầu người7 tháng trước
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc bất ngờ giảm lãi suất2 tháng trước
ASEAN, New Zealand và Úc nâng cấp hiệp định thương mại3 tháng trước
Trung Quốc sửa quy định để tăng tỷ lệ kết hôn1 tháng trước
Nhật Bản sắp cấm đánh bạc trực tuyến3 tháng trước
Trung Quốc sửa quy định để tăng tỷ lệ kết hôn2 tháng trước
Già hóa dân số ở Nhật Bản ngày càng nghiêm trọng