Những tác phẩm điêu khắc của Richmond Barthé đang được trưng bày trong triển lãm tại trung tâm Jepson của bảo tàng Telfair ở Savannah, GA, Hoa Kỳ đến ngày 5.11.
Share this:
Richmond Barthé (1901-1989) đã có thể không bao giờ phát triển tài năng và trở thành nhà điêu khắc nổi tiếng ở Bay St. Louis, MS, Hoa Kỳ nơi ông sinh ra. Đến khi tới New Orleans, ông làm việc cho một gia đình giàu có và nhận được sự ủng hộ của họ khuyến khích ông theo đuổi đam mê nghệ thuật.
Tuy nhiên, ông khó có thể tiến xa hơn do những định kiến giới, chủng tộc và trình độ học vấn thấp. Không phải Barthé không thông minh nhưng những cơn sốt thương hàn tái phát đã buộc ông phải nghỉ trước khi học hết lớp bảy.
Những người chủ của ông ở New Orleans đã dồn tiền để giúp ông học tại viện Nghệ thuật Chicago. Đó là năm 1924 và đây là một trong số ít trường nghệ thuật trong nước nhận sinh viên người Mỹ gốc Phi vào thời điểm đó. Đến hiện nay viện Nghệ thuật Chicago vẫn là một trong những trường nghệ thuật tốt nhất ở Hoa Kỳ. Barthé là sinh viên da màu duy nhất theo học nghệ thuật tại trường vào thời điểm đó.
Nhưng ông có tầm nhìn xa hơn. Vào thời điểm này ở Hoa Kỳ, đối với một nhà sáng tạo da màu trẻ tuổi, thiên tài, đầy tham vọng, chỉ có một điểm đến duy nhất: Harlem.
Barthé chuyển đến phía đông cùng với Alain Locke, James Weldon Johnson, Augusta Savage và những nghệ sĩ khác để tham gia nhiều hoạt động trong thời kỳ Phục hưng Harlem, một phong trào văn hóa của người da màu thể hiện sự sáng tạo trong âm nhạc, văn học, nghệ thuật thị giác và tư tưởng chính trị.
Ở Harlem, Barthé phát huy được năng khiếu và trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp. Làm được như vậy là thành tựu hiếm có ở những năm 2020 chứ đừng nói đến những năm 1930.
Khoản hoa hồng của các bức tượng bán thân là nguồn thu nhập chính của Barthé. Ông là bậc thầy điêu khắc. Ông nhận được học bổng Guggenheim vào năm 1940. Ở tuổi 30, ông bán tác phẩm cho bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan và bảo tàng Nghệ thuật Whitney ở New York. Ông là một trong những nghệ sĩ da màu đầu tiên làm được như vậy. Tuy nhiên, ông vẫn cảm thấy không thoải mái khi ở đó vì sự phân biệt chủng tộc vẫn tiếp diễn.
Khoản hoa hồng lớn từ hai tượng đài nhà lãnh đạo cách mạng Haiti ở Port-au-Price đủ để ông rời New York đến Jamaica vào năm 1948. Ông mong đợi bầu không khí thoải mái của vùng Caribe sẽ xoa dịu và giúp ông sống ổn định tại đó. Nhưng không như kỳ vọng, ông vẫn cảm thấy cô đơn.
Năm 1969, ông chuyển đến châu Âu và sống ở nhiều quốc gia khác nhau trong 10 năm. Khi hết tiền và sức khỏe bắt đầu suy yếu, bạn bè đã thuyết phục ông quay trở lại Pasadena, CA, Hoa Kỳ. Tại đây, một nhóm bao gồm nghệ sĩ Charles White cùng với nam diễn viên James Garner đã đưa ông quay lại con đường nghệ thuật và trở thành một nghệ sĩ lớn của thế kỷ 20.
Sự vững chắc và thoải mái ông tìm thấy trong những tác phẩm điêu khắc xuất sắc của mình dường như không thể có trong cuộc sống. Nhiều người nghĩ rằng ông chưa bao giờ trải qua tình yêu lãng mạn. Trong những chuyến đi vòng quanh thế giới, ông cũng chưa kiếm được nơi nào có thể mang đến cho ông cảm giác thoải mái thật sự.
Tại buổi triển lãm, người xem có thể chiêm ngưỡng 24 tác phẩm được Barthé tạo ra trong suốt sự nghiệp, bao gồm nhiều bức tượng bán thân, tượng toàn thân, và tượng của những người Mỹ gốc Phi kiệt xuất. Barthé cũng tạo ra tác phẩm điêu khắc đầy ấn tượng về nam diễn viên Paul Robeson trong vai Othello và Josephine Baker.
“Lúc đầu, Barthé nghiên cứu và tiếp thu cách khắc họa theo những tác phẩm điêu khắc vĩ đại trong thời kỳ Phục hưng, Hy Lạp và La Mã cổ đại nhưng sau đó ông tìm ra được câu chuyện riêng cho mình để thay đổi hoặc thoát ra khỏi thế giới cổ điển và thời Phục hưng,” Alex Mann, giám đốc Bảo tàng Telfair, nói với Forbes.com.