Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ có tín hiệu hoan nghênh chương trình nghị sự ủng hộ doanh nghiệp của ông Trump. Tuy nhiên ở bên kia Đại Tây Dương, nhiều tiếng nói lo ngại về cuộc chiến tranh thương mại mới.
Ông Trump ủng hộ sử dụng thuế quan để củng cố chiến lược “American first” (nước Mỹ trên hết). Ông đề xuất áp thuế 10% – 20% với mọi hàng hóa nhập khẩu. Riêng từ Trung Quốc là 60%.
Châu Âu được dự đoán sẽ chịu tác động mạnh, khi nền kinh tế vẫn đang khó khăn.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức Joachim Nagel cho biết, thuế quan của ông Trump có thể khiến nước này giảm 1% GDP, rơi vào tăng trưởng âm năm 2025. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và cựu Thủ tướng Ý Mario Draghi cảnh báo EU – Hoa Kỳ đang tiến gần đến chiến tranh thương mại.
Goldman Sachs vừa cho biết, thuế của ông Trump có thể làm cho toàn bộ khu vực đồng euro mất 0,5% GDP, khả năng cao suy thoái xảy ra vào năm tới.
Nhiều nhà kinh tế cho biết, để tránh chiến tranh thương mại, châu Âu cần áp dụng chính sách phù hợp, giảm sức ép trong khi vẫn kiểm soát căng thẳng thương mại.
Theo ông Andrew Kenningham, chuyên gia kinh tế tại Capital Economics, EU có thể cần trả đũa, nhưng không phải ăn miếng trả miếng. Đó là áp thuế có mục tiêu vào một số ngành nhất định, mang tính biểu tượng hoặc chính trị, chứ không phải trên diện rộng.
Ông Kenningham chỉ ra, đó không phải lần đầu EU làm như vậy. Họ từng áp thuế với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ như xe Harley Davidson và rượu whisky bourbon, sau khi ông Trump tăng thuế với thép và nhôm nhập từ EU năm 2018. Mức thuế trả đũa có giá trị chưa bằng một nửa so với Hoa Kỳ áp dụng, nhưng tác dụng làm dịu đi cú sốc mà không gây thêm căng thẳng song phương.
Theo ông Kenningham, EU cũng có thể đàm phán để tránh thuế quan từ Hoa Kỳ. Ví dụ cam kết mua lượng lớn một số mặt hàng, tương tự việc mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và đậu nành trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump. EU cũng nên trao đổi với các quốc gia để duy trì lập trường đoàn kết, vì chính sách thương mại của mỗi thành viên trong khối có tính độc lập nhất định.
Ngoài ra, EU có thể tăng cường mua thiết bị quốc phòng từ Hoa Kỳ, để củng cố an ninh lẫn hỗ trợ Ukraine. Khả năng cao viện trợ từ Hoa Kỳ cho Ukraine sẽ giảm dưới thời ông Trump.
Một lựa chọn khác là EU cố gắng đứng về phía Hoa Kỳ trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Ông Trump muốn áp thuế 60% với mọi hàng nhập khẩu từ cường quốc châu Á. Điều này nghĩa là xe điện, nhiều mặt hàng khác và vốn đầu tư từ Trung Quốc có thể vào EU nhiều hơn. Chúng mang tới tác động cả tích cực lẫn tiêu cực. Do đó cần kiểm soát chặt chẽ, thậm chí dựng lên hàng rào bảo vệ. Tuy vậy, kế hoạch có thể gặp phản đối từ Đức. Trung Quốc là thị trường lớn cho ngành ô tô đang gặp khó khăn của Đức.
Ông Carlo Bastasin từ viện Brookings cho biết, ngành ô tô của EU đang trên tuyến đầu cạnh tranh thương mại và rất khó khăn. Các hãng xe Đức cực kỳ dễ bị tổn thương bởi thị trường Trung Quốc.
Ông Kenningham nói thêm, châu Âu không còn nhiều lựa chọn. EU không muốn ngưng làm ăn với Trung Quốc, nhưng họ cần hành động nhanh hơn khi đối mặt với áp lực từ Hoa Kỳ.
Hiện tại, nhiều chuyên gia nhận định, vẫn chưa biết khi nào và ông Trump sẽ tăng thuế bao nhiêu với hàng hóa từ EU.
Chuyên gia Bastasin không tin Hoa Kỳ sẽ tăng thuế cao như vị cựu Tổng thống đe dọa. Có thể là khoảng gần 5%, nhiều hơn một chút so với mức trung bình 3% trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Dẫu vậy, bất kỳ hạnh động quyết liệt nào từ Hoa Kỳ, đều có thể gây rủi ro lâu dài cho mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, không phải là NATO, nhưng chắc chắn ảnh hưởng tiêu cực đến tình hữu nghị và hợp tác truyền thống.
Biên dịch: Văn Phong
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/chau-au-lam-sao-tranh-chien-tranh-thuong-mai-voi-ong-trump)
1 năm trước
Du ngoạn trên sông ở Hoa Kỳ kéo dài 60 ngày5 ngày trước
Người Mỹ lo ngại ông Trump làm tăng nợ quốc gia?4 tháng trước
PingPod mở rộng nhượng quyền thương hiệu và phần mềm