Doanh nghiệp
BrandConnect | Brand Contributor

CEO Mai Son – từ tiếp viên hàng không thành “nữ tướng” ngành bán lẻ thời trang

2 năm trước

Ngành bán lẻ thời trang Việt Nam đang ở giai đoạn tăng trưởng vàng với sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung và thượng lưu. Dự
kiến đến năm 2025, thị trường thời trang Việt Nam sẽ đạt xấp xỉ 8,6 tỉ USD với tốc độ tăng trưởng kép (CARG) 8,6%, bỏ xa các doanh
nghiệp cùng ngành trong khu vực.

Share
this:

Được ví là một “nữ tướng” trong ngành bán lẻ thời trang, CEO Phạm Thị Mai Son – nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành công ty Maison Retail Management International (MRMI), tin tưởng MRMI với vị thế hiện có cùng những giá trị cốt lõi đã được doanh nghiệp vun đắp suốt hai thập niên, có khả năng tận dụng sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành cùng những cơ hội mà nó mang lại. Doanh thu 2022 của doanh nghiệp dự kiến đạt trên 110 triệu USD. Trong vòng 5 năm tới với sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu Việt Nam, MRMI kỳ vọng sẽ đạt trên 400 triệu USD.

Trước khi đến với thời trang, tôi có trên 7 năm làm tiếp viên hàng không cho Vietnam Airlines. Công việc này cho tôi cơ hội bay nhiều nơi trên thế giới và trải nghiệm nhiều nền văn hóa khác nhau. Với tôi thời điểm đó, công việc này là một vinh dự.

Do đặc thù công việc, tôi nhận thấy có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng ở các quốc gia từng đi qua nhưng chưa hề có mặt tại Việt Nam. Trong một dịp công tác tại Singapore, với 300 USD trong tay nhưng tôi mua được hai túi đồ Mango rất to, về mặc sung sướng vì rẻ và đẹp. Tôi bắt đầu bán thử vài món cho bạn bè, những người cũng rất mê thời trang. Lúc ấy tôi đã nghĩ, nhãn hiệu này có thể phù hợp với người Việt. Tôi bắt đầu tiếp cận Mango, đi những bước đầu tiên trong sự nghiệp của mình.

Chị Phạm Thị Mai Son, CEO Công ty Maison Retail Management International.

Thời điểm đó do không có sẵn mối quan hệ, tôi mất khoảng hai năm để thuyết phục Mango trao quyền cho mình đưa thương hiệu về Việt Nam. Đã rất nhiều lần tôi muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên, thành quả cuối cùng tạo ra bởi nỗ lực và sự kiên trì đã được đền đáp.

Điểm cốt lõi ở đây chính là, các thương hiệu quốc tế luôn muốn tìm kiếm đối tác đáng tin cậy hiểu rõ địa phương. Vì thế trọng tâm số một của tôi, là phải nắm rõ nhu cầu khách hàng để cung cấp chính xác những gì họ cần.

Điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là tính thương mại của thương hiệu. Một công ty nếu không có sản phẩm tốt hay không có thương hiệu phù hợp, các yếu tố khác đều trở nên kém quan trọng. Nếu các mẫu thiết kế và bộ sưu tập của một thương hiệu không thể kết nối được với người tiêu dùng, cho dù chiến dịch tiếp thị hoặc điều phối quản trị của doanh nghiệp có xuất sắc cỡ nào cũng không thể bù đắp. Trong kinh doanh, điều này được hiểu là “tính phù hợp của sản phẩm đối với thị trường”.

Thứ hai là trải nghiệm khách hàng – thách thức lớn nhất mà bất kỳ công ty đang phát triển nào cũng phải đối mặt. Khi chỉ có một cửa hàng tại một thành phố, bạn dễ dàng tự kiểm soát mọi thứ, từ việc lựa chọn vị trí đặt để sản phẩm, đảm bảo việc bày trí luôn đẹp mắt, cửa hàng luôn sạch sẽ, nhân viên luôn thân thiện và được đào tạo bài bản… Tuy nhiên, khi bạn đạt ngưỡng 100, 200 hoặc 400 cửa hàng tại nhiều thành phố khác nhau, câu chuyện sẽ khác. Ở lĩnh vực bán lẻ thời trang, đặc biệt là đối với các thương hiệu quốc tế nổi tiếng, trải nghiệm khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu – đó là sự hoàn hảo, mọi lúc mọi nơi.

Cuối cùng là văn hóa doanh nghiệp. Việc đầu tư vào văn hóa, đào tạo lãnh đạo và quản lý, xây dựng quy trình nhập môn dành cho nhân viên mới, phác thảo con đường sự nghiệp, cho họ những cơ hội phát triển kỹ năng để sự tăng trưởng của công ty không làm gãy nguồn lực nội tại là vô cùng quan trọng.

Warren Buffet và Bill Gates khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn, để chọn một từ khóa góp phần làm nên thành công cho sự nghiệp, cả hai đều chọn “tập trung”. Với tôi, sự tập trung cũng là điều thiết yếu.

Thông thường, đặc biệt tại Việt Nam, có vẻ như sau khi các doanh nghiệp đạt tới một ngưỡng nào đó của sự thành công, họ sẽ bắt đầu đa dạng hóa loại hình kinh doanh bằng cách cố gắng đầu tư và mở rộng sang nhiều lĩnh vực không phải là thế mạnh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lên các nguồn lực thiết yếu như thời gian, nguồn vốn, năng lượng, ngay cả tính hiệu quả đội nhóm cũng sẽ bị “bào mỏng”. Thêm vào đó, họ phải đối đầu với các đối thủ sừng sỏ có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn hơn. Đối với tôi, tôi chỉ làm thời trang. Tôi không để bất kỳ sự phân tâm nào cản trở mục tiêu trở thành nhà bán lẻ thời trang hàng đầu của Maison tại Việt Nam và Đông Nam Á.

Giá trị cốt lõi tiếp theo mà tôi muốn chia sẻ chính là “Chất lượng”. Tôi tự tin MRMI sở hữu tiêu chuẩn vượt trội trong ngành công nghiệp thời trang. Đối với mỗi thương hiệu trước khi quyết định đưa vào thị trường, Maison sẽ cân nhắc và từ chối 20 cơ hội chỉ để chọn một. Tương tự, chúng tôi cũng từ chối những địa điểm có các thương hiệu lớn khác đang có mặt ở đó nếu chúng không đáp ứng được những yêu cầu riêng để chúng tôi kinh doanh thành công.

Một giá trị cốt lõi khác là “tính chính trực”. Tại Maison, chúng tôi khuyến khích giao tiếp cởi mở, trực diện và chân thành. Phương thức giao tiếp này đôi lúc sẽ tạo nên những cuộc trò chuyện không mấy thoải mái, nhưng đó là điều cần thiết để sự thật được lên tiếng, vì lợi ích của tập thể, và để đạt được hiệu quả trong công việc một cách tốt nhất.

Cuối cùng là “sự vui vẻ” và “đa dạng hóa”. Công việc luôn chiếm phần lớn quỹ thời gian biểu của mỗi người, vậy thì tại sao không chọn một môi trường làm việc mang lại niềm vui? Tại Maison, chúng tôi tôn trọng mọi ý tưởng và sự khác biệt, đảm bảo mọi người luôn có cơ hội phát triển bản thân lẫn sự nghiệp. Chúng tôi tin rằng, nhân sự chính là tài sản cốt lõi để củng cố hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững.

Ở thời điểm những năm 2000, người dân Việt Nam bắt đầu trở nên giàu có hơn, sức mua tăng đều đặn, nền kinh tế phát triển khá đồng đều trên khắp các khu vực, tỉnh thành. Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, sở hữu lực lượng dân số trẻ, với khoảng 65% trên tổng 98 triệu dân của đất nước có độ tuổi dưới 35.

Đó cũng là thời điểm vàng cho ngành bán lẻ thời trang, bởi tầng lớp trung và thượng lưu ở Việt Nam đang nổi lên nhanh chóng, góp phần không nhỏ cho sự thúc đẩy tiêu dùng của nền kinh tế. Thị trường thời trang Việt Nam dự kiến đạt xấp xỉ 8,6 tỉ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) là 8,6%, bỏ xa các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực.

Tôi có thể tự hào nói rằng doanh nghiệp của chúng tôi đang ở vị thế tốt, có khả năng tận dụng sự tăng trưởng này cùng những cơ hội mà nó mang lại. Nếu bạn nhìn vào danh mục đầu tư của Maison, có đến 85% thương hiệu của chúng tôi thuộc phân khúc bình dân và trang phục thể thao, 15% còn lại dành cho phân khúc trung lưu nhằm đón xu hướng tăng trưởng kinh tế và nhu cầu của người tiêu dùng trong những năm tới.

Ngoài ra, sự phát triển của đất nước từ những thành phố đô thị loại 2, loại 3 là cực kỳ tốt. Nguồn cung từ các dự án bất động sản chất lượng cao cùng sự phát triển của các khu phố mua sắm thương mại trên cả nước trong thời gian tới cũng rất tốt. Nếu xét về mọi mặt, triển vọng tăng trưởng trên tất cả các phương diện quả thật rất ấn tượng.

Dự kiến doanh thu 2022 của Maison đạt trên 110 triệu USD với 80% cửa hàng được mở tại thị trường Hà Nội và TP.HCM. Trong vòng 5 năm tới, Maison kỳ vọng các thành phố cấp 2 và cấp 3 sẽ chiếm ít nhất khoảng 30% mức tăng trưởng chung với tổng doanh thu ước tính vào năm 2027 đạt khoảng 400 triệu USD. Doanh số này đến từ việc mở rộng kinh doanh những thương hiệu phổ biến hiện có tại Maison, giới thiệu những thương hiệu mới, mở rộng phạm vi hoạt động tại các thành phố mới và sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử cùng các nền tảng trực tuyến.

Với tầm nhìn xa và xác định chọn thời trang là ngành để phát triển lâu dài, trong vòng năm năm tới, các thương hiệu do Maison phân phối sẽ đạt quy mô gấp ba lần hiện tại với hơn 400 cửa hàng trên toàn quốc cùng một số thương hiệu mới và niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Maison mong muốn trở thành một công ty bán lẻ ngành thời trang hàng đầu tại Việt Nam.

Tôi khá đa dạng trong việc chọn lựa các nhãn hiệu thời trang để phù hợp cho cuộc sống và công việc hàng ngày. Tôi có thể sử dụng Charles & Keith, Pedro, Coach, Gigi, Ceci và cũng rất thích MLB – một trong những thương hiệu thời trang đến từ Hàn Quốc rất nổi tiếng.

Khi dạo phố hoặc đi chơi với bạn bè, tôi thường diện Pinko, Marhen.J, Max&Co. và Weekend Max Mara bởi khá hợp với phong cách và những thiết kế từ các thương hiệu này cũng rất mới mẻ.

Tôi cũng có kinh nghiệm trong việc tìm ra nhiều thương hiệu chất lượng cao mà không sợ bị “thủng ví”. Tôi thường xuyên diện phụ kiện của Charles & Keith và Pedro vì với giá chưa đến 2 triệu đồng, là hoàn toàn có thể sở hữu nhiều đôi giày, dép, túi xách và các phụ kiện thời trang đẹp mắt.  

Tôi nhìn vấn đề theo hướng tích cực, thế nên tôi sẽ chia sẻ với bạn về cái “được”. Chúng ta chỉ có một cuộc đời, vậy thì tại sao lại chọn cuộc sống tẻ nhạt? Công việc thường chiếm phần lớn quỹ thời gian của một người, vậy tại sao chúng ta lại chọn một công việc nhàm chán? Tôi yêu thời trang, đó là lý do tôi quyết định kinh doanh thời trang. Nếu quay lại, tôi vẫn chọn thời trang để khởi nghiệp.

Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/ceo-mai-son-tu-tiep-vien-hang-khong-thanh-nu-tuong-nganh-ban-le-thoi-trang)