Tại Hội nghị lần thứ 28 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tổ chức cuối năm 2023, các quốc gia tham dự đã đạt được thoả thuận lịch sử chuẩn bị kết thúc kỷ nguyên sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Theo lộ trình, các nền kinh tế bắt đầu khởi động giai đoạn chuyển đổi công bằng sang các loại năng lượng mới thân thiện với môi trường. Nỗ lực toàn cầu này hướng tới mục tiêu kiềm chế sự nóng lên của trái đất dưới 1,5 độ C, dẫn đến các biến đổi khí hậu và thảm hoạ môi trường không thể đảo ngược.
Sau hơn ba thập niên mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đặt ra mục tiêu đầy tham vọng đạt mức thu nhập cao vào năm 2045. Giai đoạn 2021-2030, kết quả phát triển kinh tế bền vững của đất nước sẽ phụ thuộc nhiều vào hiệu quả quản lý nguồn các nguồn tài nguyên tự nhiên và phương thức sản xuất. Tuy nhiên, với hơn 3.200 km bờ biển, địa hình trũng thấp và các vùng đồng bằng ven sông, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu. Theo World Bank, nếu không có các biện pháp thích ứng và giảm thiểu phù hợp, ước tính biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam thiệt hại khoảng 12% – 14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050, tăng gấp ba lần con số 3,2% GDP vào năm 2020 (khoảng 10 tỉ USD).
Nhằm xây dựng không gian thảo luận cởi mở và tìm hướng đi trong xu thế phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp, Forbes Việt Nam tổ chức hội nghị phát triển NỀN KINH TẾ MỚI. Hội nghị quy tụ các chuyên gia, nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp đang dẫn dắt thị trường thảo luận về các chủ đề thời sự nhất về nền kinh tế carbon thấp và chống biến đổi khí hậu cũng như con đường phát triển bền vững.
Biến đổi khí hậu
Các tác động tiêu cực và không thể đảo ngược của biến đổi khí hậu tới nền kinh tế Việt Nam nếu không có các nỗ lực chung tay và hành động quyết liệt, kịp thời.
Nền kinh tế Carbon thấp
Tác nhân gây nóng kỷ lục tại nhiều khu vực trên toàn cầu là các hiện tượng thời tiết cực đoan từ khí thải nhà kính xuất phát từ hoạt động từ quá trình sản xuất, kinh doanh.
Phát triển có trách nhiệm
Nền kinh tế tuần hoàn ra đời với chu trình sản xuất khép kín, các chất thải được quay trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Giảm dấu chân Carbon
Chính phủ các nước trong đó có Việt Nam đang thực hiện mục tiêu Net Zero vào năm 2050 nhằm giảm phát thải khí nhà kính, ngăn sự nóng lên toàn cầu.
Sự kiện quy tụ các lãnh đạo cấp cao, chuyên gia phát triển bền vững, tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, đại diện doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Diễn giả
Shantanu Chakraborty
Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á
Diễn giả
Christopher Howe
Giám đốc Sáng kiến Đồng bằng Châu Á Kiên cường & Giám đốc Cảnh quan ĐBSCL của WWF
Diễn giả
Angus Liew
Chủ tịch hội đồng thành viên, Gamuda Land
Diễn giả
Jason Yang
Giám đốc cấp cao Lĩnh vực chuyển đổi và Phát triển bền vững, Ngân hàng UOB Việt Nam
Diễn giả
Leonardo Garcia
Tổng giám đốc, Coca-Cola Vietnam & Cambodia
Diễn giả
Joseph Low
Chủ tịch, Khối Bất động sản, Keppel Việt Nam
Diễn giả
Ingo Brandenburg
Tổng giám đốc, Bayer Việt Nam
Diễn giả
Đào Thúy Hà
Phó tổng giám đốc Kinh doanh & Marketing, công ty Cổ phần Traphaco
Diễn giả
Liên Phạm
Trưởng bộ phận Vận hành tiếp thị và Phát triển Bền vững, Home Credit Việt Nam
Diễn giả
Trần Như Tùng
Chủ tịch, công ty cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công
Điều phối thảo luận
Nguyễn Thị Hoài Linh
Giám đốc quốc gia, Enda Việt Nam
Điều phối thảo luận
TS. Nguyễn Hồng Quân
Phó giáo sư tại Đại học Quốc gia TP.HCM
Nhằm xây dựng không gian thảo luận cởi mở và tìm hướng đi trong xu thế phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp, Forbes Việt Nam tổ chức hội nghị phát triển NỀN KINH TẾ MỚI. Hội nghị quy tụ các chuyên gia, nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp đang dẫn dắt thị trường thảo luận về các chủ đề thời sự nhất về nền kinh tế carbon thấp và chống biến đổi khí hậu cũng như con đường phát triển bền vững.
Năm 2023 là năm nóng nhất trong 125.000 năm qua trên trái đất. Tác nhân gây nóng kỷ lục tại nhiều khu vực trên toàn cầu là các hiện tượng thời tiết cực đoan từ khí thải nhà kính xuất phát từ hoạt động từ quá trình sản xuất, kinh doanh sử dụng các sản phẩm công nghiệp hoặc dịch vụ của con người. Ở Việt Nam, tại các đô thị lớn chúng ta cảm nhận rõ rệt môi trường sống, làm việc bị ảnh hưởng nặng nề bởi vấn đề môi trường. Trong khi đó nhiều địa phương khác chịu các vấn đề về thảm họa thiên tai, lụt lội, sạt lở… Trong bài trình bày này, một chuyên gia quốc tế sẽ trình bày tổng quan về nền kinh tế carbon thấp, lợi ích và xu hướng tái cấu trúc chuyển đổi hiện nay để xây dựng sự phát triển bền vững.
Dấu chân carbon (carbon footprint) là định nghĩa để mô tả về lượng khí nhà kính được tạo ra từ quá trình sản xuất, sử dụng các sản phẩm công nghiệp hoặc dịch vụ của con người. Chính phủ các nước trong đó có Việt Nam đang thực hiện mục tiêu Net Zero vào năm 2050 nhằm giảm phát thải khí nhà kính, ngăn sự nóng lên toàn cầu dẫn tới các thảm họa biến đổi khí hậu.
Trong phiên thảo luận này, lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu sẽ chia sẻ cách thức giảm dấu chân carbon trong hoạt động kinh doanh; các doanh nghiệp xuất khẩu chia sẻ về chuyển dịch sang sản xuất xanh, đáp ứng các yêu cầu của các hiệp định thương mại thế hệ mới; các chuyên gia sẽ chia sẻ góc nhìn về cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới CBAM cũng như cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường carbon
ĐBSCL là vùng trọng điểm kinh tế của Việt Nam chiếm 19% dân số, tạo ra khoảng 15% GDP, đóng góp trên 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% sản lượng trái cây của cả nước. Tuy nhiên ĐBSCL là khu vực chịu tác động mạnh nhất về biến đổi khí hậu: xâm ngập mặn, hạn hán, lũ lụt, xói lở, sụt lún… đe dọa sinh kế của hơn 20 triệu người, ảnh hưởng đến sự phát triển của một trong các khu vực quan trọng và chiến lược nhất của Việt Nam. Trong bài phát biểu chính thứ hai một chuyên gia sẽ trình bày toàn cảnh biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới kinh tế vùng ĐBSCL, giải pháp tháo gỡ và duy trì phát triển bền vững.
Trong phiên thảo luận này, chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp hàng đầu sẽ trao đổi về các giải pháp thực hành trong kinh doanh nhằm bảo vệ môi trường. Các hành động cụ thể của các doanh nghiệp gồm chuyển đổi năng lượng, sử dụng các vật liệu thân thiện, thực thi giải pháp nền kinh tế tuần hoàn, tận dụng nguyên phế liệu, giảm phát rác thải ra môi trường…
Note:
• Giá vé chưa bao gồm VAT
• Gói báo và bán vé: Chưa bao gồm VAT và phí vận chuyển
09.04.2024
GEM center
8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM
Quảng cáo và tài trợ sự kiện:
sales@forbes.vn
0918 610 088
Tham dự sự kiện:
events@forbes.vn
0909 344 841
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/hoi-nghi-phat-trien-ben-vung/)