Năm 2025, kinh tế Việt Nam đối mặt với những cơn gió ngược từ bên ngoài. Áp lực thuế quan khiến ngành sản xuất và xuất khẩu chao đảo. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Việt Nam liên tiếp ghi nhận dưới ngưỡng 50 trong suốt ba tháng kể từ sau thời điểm Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hóa Việt Nam, cho thấy hoạt động sản xuất đang thu hẹp. Chủ nghĩa bảo hộ lan rộng, đe dọa trụ cột xuất khẩu của Việt Nam vốn phụ thuộc FDI và chi phí thấp. Các tổ chức như IMF, OECD đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, phản ánh lo ngại về nguy cơ leo thang chiến tranh thương mại dưới nhiệm kỳ mới của Tổng thống Donald Trump.
Trong bối cảnh “ván cờ” kinh tế toàn cầu liên tục xoay chuyển, các lợi thế cạnh tranh truyền thống của Việt Nam, từ lao động giá rẻ đến tài nguyên thiên nhiên, đang phai nhạt. Câu hỏi đặt ra: Đâu là lời giải cho chặng đường tăng trưởng tiếp theo, sau gần bốn thập kỷ Đổi mới?
Cơ hội “lột xác” đang mở ra, bắt nguồn từ những thay đổi chiến lược cấp thượng tầng. Nghị quyết 68-NQ/TW lần đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng hàng đầu của kinh tế tư nhân, được cụ thể hóa bằng loạt chính sách triển khai từ Quốc hội và Chính phủ. Đây là thời điểm vàng để khối doanh nghiệp tư nhân định hình lại động lực tăng trưởng quốc gia, khi Chính phủ đã sẵn sàng “trải đường băng” và cam kết đồng hành mạnh mẽ.
Chính phủ không chỉ quyết liệt cải cách thể chế mà còn xem đổi mới sáng tạo là “ngọn hải đăng” đồng hành cùng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc trao loạt dự án đầu tư công lớn cho doanh nghiệp trong nước, cùng với nỗ lực khơi thông tín dụng, giữ ổn định vĩ mô, tháo gỡ rào cản pháp lý và xử lý nút thắt hạ tầng, tạo cơ hội cho khu vực tư nhân bứt phá trong kỷ nguyên mới.
Trước thời điểm bản lề này, Forbes Việt Nam tổ chức Diễn đàn Kinh doanh 2025. Sự kiện nhằm kết nối các nhà lãnh đạo, doanh nhân và chuyên gia hoạch định chính sách, cùng thảo luận về cơ hội, thách thức và giải pháp để doanh nghiệp bứt phá, đưa Việt Nam tiến tới một nền kinh tế do khu vực tư nhân dẫn dắt.
Chuyển mình bứt phá
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu liên tục biến động, các lợi thế cạnh tranh truyền thống của Việt Nam đang dần mất ưu thế. Đâu là lời giải cho chặng đường tăng trưởng tiếp theo sau gần bốn thập kỷ Đổi mới?
Vượt bẫy thu nhập
Định vị động lực tăng trưởng mới, tạo đột phá để Việt Nam vượt “bẫy thu nhập trung bình” và nguy cơ “già trước khi giàu”. Cơ hội vàng cho doanh nghiệp tư nhân cùng nguồn lực đột phá lịch sử.
Xoay trục kinh tế
Khai thác hiệu quả nội lực qua tiêu dùng, đầu tư công và chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo cơ hội xoay trục kinh tế, huy động nguồn lực, tăng cường hợp tác để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Vươn mình trong gió ngược
Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn vượt qua thách thức, thích nghi và khai thác hiệu quả cơ hội thị trường, hướng đến một khu vực tư nhân vững mạnh, có khả năng bứt phá và tăng trưởng bền vững.
Diễn giả
Peter Redhead
Trưởng bộ phận nghiên cứu, CTCK TP.HCM
Diễn giả
Vũ Anh Tú
Giám đốc công nghệ CTCP FPT
Diễn giả
Hoàng Văn Ngọc
CEO Viettel IDC
Diễn giả
Michele Wee
Tổng giám đốc, Standard Chartered Việt Nam
Diễn giả
Johan Nyvene
Chủ tịch HSC
Diễn giả
Lê Quang Đạm
Tổng giám đốc, Marvell Việt Nam
Diễn giả
Thiều Phương Nam
Tổng giám đốc, Qualcomm Việt Nam, Lào & Cambodia
Diễn giả
Vinay Bhardwaj
Giám đốc Quốc gia & Phó chủ tịch Indorama Ventures
Diễn giả
Phạm Đình Đoàn
Chủ tịch, Phú Thái Group
Điều phối thảo luận
Hoàng Ngọc Minh Toàn
Chủ tịch, CEO World Premier Leaders – Crestcom HCM
Điều phối thảo luận
Nguyễn Thị Hương Giang
Founder, CEO Tititada
Diễn đàn Kinh doanh 2025 được tổ chức nhằm kết nối các nhà lãnh đạo, doanh nhân và chuyên gia hoạch định chính sách, cùng thảo luận về cơ hội, thách thức và giải pháp để doanh nghiệp bứt phá, đưa Việt Nam tiến tới một nền kinh tế do khu vực tư nhân dẫn dắt.
Hội nghị sẽ mở màn bằng bức tranh kinh tế vĩ mô toàn cầu. Diễn giả sẽ chỉ ra cơ hội và thách thức hiện hữu đồng thời nhìn lại chặng đường tăng trưởng của Việt Nam. Trọng tâm là việc định vị các động lực tăng trưởng mới, tạo đột phá để Việt Nam có thể vươn lên, tránh “bẫy thu nhập trung bình” và nguy cơ “già trước khi giàu” – những rào cản mà nhiều quốc gia đã và đang mắc phải. Đặc biệt, diễn giả sẽ làm rõ những cơ hội vàng mà Chính phủ đang trao cho doanh nghiệp tư nhân cùng các nguồn lực đột phá để họ tận dụng thời khắc lịch sử.
Trong bối cảnh xuất khẩu tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, Việt Nam cần khai thác hiệu quả các trụ đỡ mới: tiêu dùng nội địa, đầu tư công và chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu hướng tới doanh nghiệp nội địa.
Với dân số hơn 100 triệu người và mặt bằng lãi suất thấp, thị trường nội địa là nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Về đầu tư công, một điểm nhấn quan trọng là khu vực tư nhân lần đầu tiên được khuyến khích tham gia sâu rộng vào các đại dự án hạ tầng quốc gia như đường sắt cao tốc Bắc – Nam, nhà máy điện hạt nhân, các trung tâm tài chính quốc tế…
Đây chính là cơ hội để nền kinh tế “xoay trục” mạnh mẽ. Phiên thảo luận sẽ tập trung vào: tâm thế mới, các giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả sự tham gia của khối tư nhân vào các lĩnh vực trọng yếu, cách tận dụng cơ hội thật sự, huy động nguồn lực, tăng cường hợp tác nhằm tạo ra sức bật tăng trưởng mới.
Đứng trước cơ hội lịch sử được trao vai trò tiên phong dẫn dắt nền kinh tế, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cần làm gì để nắm bắt thời cơ?
Phiên thảo luận tập trung vào giải pháp nâng cao nội lực doanh nghiệp: từ việc đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ, cải tiến quy trình và tái cấu trúc vận hành nhằm gia tăng năng suất đến đầu tư và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Song song là hiện đại hóa mô hình quản trị theo hướng bền vững, linh hoạt.
Các doanh nhân và nhà quản lý hàng đầu sẽ chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn vượt qua thách thức, thích nghi và khai thác hiệu quả cơ hội thị trường, hướng đến một khu vực tư nhân vững mạnh, có khả năng bứt phá và tăng trưởng bền vững.
Lưu ý:
• Giá vé chưa bao gồm VAT
• Gói báo và vé: Chưa bao gồm VAT và phí vận chuyển
• Số lượng Voucher ưu đãi có giới hạn
21. 8. 2025
TP. Hồ Chí Minh
Quảng cáo và tài trợ sự kiện:
pr@forbes.vn
0918 610 088
Tham dự sự kiện:
events@forbes.vn
0909 344 841
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/dien-dan-kinh-doanh-2025)