BRANDCONNECT | Brand Contributor

CUỘC CHẠY TIẾP SỨC ĐƯỜNG DÀI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Phó hiệu trưởng Trường Đại học Thăng Long

TS. Trương Nhật Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thăng Long, ứng dụng những phương thức điều hành hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ số để đưa ngôi trường 35 năm tuổi này tiếp tục phát triển. Song song đó, cô duy trì triết lý “học thật, thi thật” từ nền tảng khoa học vững chắc của nhà sáng lập, cũng là bà nội cô - GS. TSKH. NGND Hoàng Xuân Sính và quan điểm giáo dục tuân theo “giá trị tự nhiên” mà bố cô, ông Trương Ngọc Kim, Phó chủ tịch Hội đồng trường, tâm đắc.


GS.TSKH. Hoàng Xuân Sính phát biểu tại lễ tốt nghiệp khóa đầu tiên (ảnh phải), TS. Trương Nhật Hoa phát biểu lễ tốt nghiệp năm 2023 (ảnh trái) và hình ảnh gia đình ba thế hệ gắn bó với giáo dục: Bà nội là GS.TSKH. Hoàng Xuân Sính, Bố là kỹ sư Trương Ngọc Kim và Mẹ là PGS.TS Trần Thị Ngọc Lan (ảnh dưới).

Đã hơn 10 năm kể từ những ngày TS. Trương Nhật Hoa - thế hệ thứ 3 trong gia đình gắn bó với sự nghiệp giáo dục - bắt đầu làm việc tại Trường Đại học Thăng Long, thuộc tốp đầu những cơ sở giáo dục đại học thiên về hướng ứng dụng của Việt Nam. Đây là ngôi trường đại học ngoài công lập đầu tiên tại Việt Nam được bà Hoàng Xuân Sính, nữ Giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam sáng lập và con trai bà, ông Trương Ngọc Kim cùng tiếp nối và phát triển.

Không còn những ngày tháng phải đi thuê địa điểm, “hoang mang và sợ hãi, nhìn đâu cũng thấy thiếu thốn và nhỏ bé” như cảm giác của GS. Hoàng Xuân Sính vào thời đầu thành lập trường, tổ hợp trường học giờ đây bề thế và hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt, học tập, làm việc, giao tiếp xã hội, hoạt động ngoại khóa và thể thao cho sinh viên trong một ngày trọn vẹn.

Hai thế hệ đi trước cho thấy sự cam kết tận tâm cho những mục tiêu lớn lao cho giáo dục khi hoàn thiện được ngôi trường đẹp, hiện đại, cơ sở vật chất tiện nghi và tình hình tài chính ổn định.

Giờ đây, ở vai trò Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo của Trường Đại học Thăng Long, TS. Trương Nhật Hoa đang vận dụng những tiến bộ công nghệ mới vào quản trị và giảng dạy, tái cơ cấu, giúp vận hành trường học minh bạch hơn, với các chức năng phù hợp với giáo dục đại học để đạt được những tiêu chuẩn cao hơn.

Bối cảnh đại học đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động của công nghệ. Những thách thức nổi bật bao gồm cải tiến chất lượng giáo dục, tích hợp công nghệ vào học tập và giảng dạy. Thị trường lao động đang chuyển dịch mạnh mẽ, nhiều công việc mới xuất hiện đòi hỏi lực lượng lao động cách tư duy mới và các kỹ năng thích ứng.

Việc khai thác tài nguyên nhân sự trong ngành giáo dục lại càng đặc thù, vì ở đó con người vừa là sản phẩm vừa là nguồn gốc sản phẩm, từ đó tác động tới kết quả và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Là nhà quản lý nhìn thấy những cơ hội trong khó khăn, TS. Trương Nhật Hoa cho biết cô tập trung phát triển đội ngũ nhân lực gồm 500 giảng viên và nhân viên. “Bởi trong giáo dục, con người chính là nguồn tài nguyên quý giá nhất cần được khai thác và phân bổ đúng chỗ.”

Ưu tiên tiếp theo của Nhật Hoa là số hóa công tác quản lý và giảng dạy, giúp tăng hiệu suất công việc, góp phần tiết kiệm thời gian và tài nguyên. Trong ba năm trở lại đây, Trường Đại học Thăng Long áp dụng phương thức đánh giá hiệu quả công việc (KPI), từ đó tạo ra những chuyển biến tích cực trong đội ngũ.

Image 1 Image 2 Image 3 Image 4 Image 5
Image 3

Với số hóa, trường đầu tư lớn ngay thời điểm đầu để tối ưu hiệu quả của nhân sự. Với KPI, hệ thống quản trị công việc hiệu quả được áp dụng, là giải pháp nâng cao nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ giảng viên của trường. Nhật Hoa chia sẻ từ năm 2017 cô đã tìm chuyên gia hỗ trợ đưa KPI vào sử dụng nhưng còn khó khăn do ý tưởng còn mới mẻ, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Cô quyết tâm nghiên cứu và đưa vào triển khai năm 2021, sau rất nhiều khó khăn và những sự e ngại chung quanh rằng “không thể thực hiện được.”

TS. Nhật Hoa mạnh dạn ứng dụng những cách làm mới trong quản lý, một phần nhờ được tiếp sức từ lịch sử của ngôi trường trải qua rất nhiều lần “đầu tiên” “chưa từng có” trong giáo dục Việt Nam.

Trường Đại học Thăng Long là cơ sở đào tạo tiên phong áp dụng hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ toàn phần (từ năm 1998), giúp cho sinh viên chủ động sắp xếp kế hoạch học tập và lựa chọn môn học phù hợp với khả năng và điều kiện cá nhân.

Là trường ngoài công lập đầu tiên tại Việt Nam do GS Hoàng Xuân Sính và các nhà toán học, khoa học – cũng chính là các nhà tài trợ và cổ vũ cho sứ mệnh đầy khó khăn này thời đầu tiên.

tỉ lệ tuyển sinh tại trường đại học Thăng Long
shape decor

V ới tầm nhìn của GS. Hoàng Xuân Sính và chuyên môn xây dựng của ông Trương Ngọc Kim, một cựu chuyên viên của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phụ trách mảng xây dựng, trường cũng là một trong những đại học đầu tiên có cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế. Mang đến cho sinh viên một môi trường học tập và sinh hoạt giúp phát triển toàn diện các tố chất và kỹ năng cá nhân. Bốn phòng tự học trong khuôn viên trường là nơi sinh viên có thể học được ở “mọi tư thế”, với cách sắp xếp từ bàn đơn, bàn đôi, ngồi học nhóm, bàn bệt, ghế sofa, nằm học hoặc nghỉ ngơi. Ông Kim tin rằng con người ta sẽ tiếp thu kiến thức tốt nhất khi họ ở trong tâm thế thoải mái nhất.

10 năm qua tỉ lệ tuyển sinh tại trường tăng hơn 44%. Trường đã mở thêm nhiều ngành học mới, như ngành quản trị dịch vụ Du lịch – lữ hành với khu tổ hợp thực hành nhà hàng, khách sạn cao cấp. Các chuyên ngành mới có nhu cầu lớn của xã hội như Truyền thông đa phương tiện, Công nghệ thông tin, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Quản trị nhà hàng khách sạn, Thương mại điện tử, Thiết kế đồ họa, đưa vào hoạt động Trung tâm thực hành Tài chính và Ngân hàng. Đáng chú ý là khoa Âm nhạc Ứng dụng có các chương trình hợp tác giảng dạy với các trường đại học về nghệ thuật hàng đầu gồm Đại học Seoul Culture Arts University, Seoul Arts và Đại học Woosong. Khoa đã đào tạo và chứng kiến sự trưởng thành của sinh viên Hà An Huy trở thành quán quân cuộc thi truyền hình thực tế Vietnam Idol 2023. 

Những nền tảng vững chắc và “không giống trường nào” đang là điều kiện thuận lợi để TS. Trương Nhật Hoa, 33 tuổi, đặt những dấu mốc tiếp theo cho thế hệ của mình.

Cô phân tích, rất nhiều sự khác biệt về tư duy học tập giữa thế hệ Millennials sang Gen Z. Nếu thế hệ Millennials lựa chọn việc học tập dựa trên ý muốn phụ huynh thì Gen Z thể hiện rất rõ quan điểm cá nhân. Những chuyển biến xã hội buộc các trường phải thấu hiểu để điều hướng chiến lược.

CHIẾN LƯỢC NHẤT QUÁN

Luôn nâng cao chất lượng đào tạo bằng tư duy mở

Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính kinh tế từ Học viện Quản lý Singapore, thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Nice Sophia Antipolis (Pháp), và nhận bằng tiến sĩ Kinh tế từ Đại học Kinh tế Quốc dân, TS. Nhật Hoa đã trải qua nhiều vị trí tại trường, từ công việc truyền thông, nhân sự, xây dựng chương trình đào tạo tới tài chính trước khi tham gia điều hành ở vị trí hiện nay. Cô cũng là Giám đốc Trung tâm đào tạo ngắn hạn và chuyển giao công nghệ của trường, với mong muốn trường có thể hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức giáo dục, trường học quốc tế để kết hợp đào tạo, cũng như ứng dụng các công nghệ mới vào đào tạo.

Image 1

Trong hình là sự kiện kỷ niệm thành lập trường Đại học Thăng Long năm 2023, các sinh viên đang biểu diễn trên sân khấu ngoài trời.

Image 1
Image 1

Đảm nhận nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo cho mục đích cuối cùng là tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, Nhật Hoa cho biết con đường này không dễ dàng.

Image 1

Trong các buổi chia sẻ với sinh viên hay xuất hiện trên truyền thông, Phó chủ tịch Hội đồng trường, ông Trương Ngọc Kim hay nói về một xã hội nơi những “giá trị tự nhiên” được tôn trọng. Lý giải cho khái niệm có thể dẫn tới các cách hiểu khác nhau này, ông Kim nói ông mong muốn sinh viên của trường “tìm ra con đường riêng cho cuộc sống của chính mình thay vì chạy theo các xu hướng mà đôi khi những xu hướng đó không phù hợp với bản thân.”

Tôi cho rằng bản chất sâu xa nhất để thành công chính là tuân theo những giá trị tự nhiên.

Ông chia sẻ quan điểm, mỗi người trưởng thành được ra quyết định dựa trên thông tin và tự chịu trách nhiệm, để sống cuộc sống của chính họ. Vì vậy các sinh viên cần tìm ra ngành mình có khả năng, có đam mê thì mới có thành công, không nên chỉ đi theo xu hướng của xã hội hay lời khuyên của người khác.

Giá trị tự nhiên đó rất khoa học: tức là con người tìm được cho mình môi trường phù hợp để tỏa sáng khi họ làm điều mình đam mê và giỏi.

Ông Trương Ngọc Kim

Phó Chủ Tịch Hội đồng Trường Đại học Thăng Long

Với mục đích tạo ra con người học tập suốt đời, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, thế hệ sau của ông Trương Ngọc Kim đang tìm cách giải những bài toán của thời đại mình theo cách rất khác những gì thế hệ trước đã làm. “Với những lãnh đạo trẻ tuổi, tôi tin rằng họ có tính kế thừa, có sự suy nghĩ. Dù có quyền hành trong tay thì cũng sẽ lưu ý tới những giá trị tự nhiên đó.”

Ông Trương Ngọc Kim cùng sinh viên tại Trung tâm thực hành tài chính được bố trí như sàn giao dịch chứng khoán.

Ông Trương Ngọc Kim cùng sinh viên tại Trung tâm thực hành tài chính được bố trí như sàn giao dịch chứng khoán.

Còn dưới góc nhìn của Nhật Hoa, hai thế hệ trước đã tiên phong xây dựng trường cho mục tiêu tạo ra lợi ích cho xã hội.

Image 1
Image 1
Image 1

Nhật Hoa cho biết cô nhìn vào bức tranh tổng thể để đề ra chiến lược dài hạn với tinh thần cầu thị, quá trình chuyển đổi có tính cách mạng này cũng luôn cần sự giám sát kỹ càng và liên tục đánh giá, xem xét lại để điều chỉnh. Để tiếp tục định vị là trường đại học ứng dụng hàng đầu, trường Đại học Thăng Long tập trung phát triển các khoa, ngành liên quan tới thị trường và có tính ứng dụng cao, nơi sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện trở thành con người biết vượt qua khó khăn, tự chịu trách nhiệm với bản thân và có trách nhiệm với xã hội.

Là con một, quen làm mọi việc một mình, và đi một mình một con đường, Nhật Hoa kể điều cô nhận thấy rõ rệt trong gia đình mình là không ai, kể cả bà nội - một người rất được nể trọng bởi khả năng chuyên môn, sự dấn thân trong sự nghiệp giáo dục và quản trị - và bố mẹ định hướng cô phải làm gì.

Trong những bữa ăn gia đình, họ vẫn nói về công việc tại trường, nơi mẹ của Nhật Hoa, PGS. TS Trần Thị Ngọc Lan làm trưởng khoa Âm nhạc ứng dụng. Nếu GS. Hoàng Xuân Sính - người chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, giản dị và khiêm nhường, tin rằng giáo dục luôn cần những nền tảng chắc chắn và “hữu xạ tự nhiên hương”, thì Nhật Hoa cho biết mình đồng ý với quan điểm này, nhưng cũng có những cách tiếp cận khác phù hợp với những biến chuyển mới của xã hội.

Image 1
Image 1

Cô kể bà nội cô vẫn thường hỏi về công việc của mình, rằng “Con có bận không? Bà thương con lắm”, nhưng Nhật Hoa trả lời quyết đoán: “Con làm được!”

Image 1

Điểm tựa vững chắc

GS.TSKH Hoàng Xuân Sính, sinh năm 1933, là nữ giáo sư - tiến sĩ toán học đầu tiên tại Việt Nam, từng nhiều lần làm Trưởng đoàn học sinh Việt Nam đi dự Olympic Toán quốc tế. Bà từng giữ những vị trí quan trọng trong ngành giáo dục như Ủy viên Hội đồng Giáo dục Quốc gia, Ủy viên Hội đồng chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Chủ tịch Hiệp hội Đại học Pháp ngữ (AUF). Bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1996 và chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm năm 2003.


Hình ảnh chặng đường của GS.TS. Hoàng Xuân Sính: Bà Sính tiếp thầy giáo - GS. Grothendieck (đứng giữa) trong chuyến sang Việt Nam (ảnh trái trên). Bà lúc còn trẻ (ảnh phải trên) và hiện tại 90 tuổi (ảnh trái dưới). Bà Sính tiếp đón nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười năm 2009 (ảnh phải dưới).

Tầm nhìn 100 năm của Trường Đại học Thăng Long

Trường Đại học Thăng Long (tên cũ là Trung tâm Đại học Dân lập Thăng Long) hoạt động từ năm 1988, với sứ mệnh thực nghiệm mô hình đại học tự chủ tài chính, không xin kinh phí nhà nước. Ra đời với sự tài trợ của các nhà khoa học Việt kiều, chủ yếu ở Pháp. Từ 74 sinh viên khóa đầu tiên nhưng đã được sử dụng máy tính trong khi các trường khác vẫn học code trên giấy, sau 36 năm, hiện mỗi năm trường tuyển sinh khoảng 2.800 sinh viên và hiện có khoảng 10.000 sinh viên đang theo học.

Tầm nhìn 100 năm xây dựng trường được GS. Hoàng Xuân Sính chia ra làm ba giai đoạn. Tính tới nay, bà cùng hai thế hệ kế tiếp đã hoàn thành kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất trong 20 năm đầu và đang trong giai đoạn 40 năm phát triển đội ngũ giảng dạy trước khi tập trung vào nghiên cứu khoa học trong 40 năm tiếp theo.


Ảnh chụp ba thế hệ gia đình TS. Nhật Hoa đón ông Trần Quốc Vượng - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII đến thăm Trường Đại học Thăng Long.

TS.Trương Nhật Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thăng Long, ứng dụng những phương thức điều hành hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ số để đưa ngôi trường 35 năm tuổi này tiếp tục phát triển. Song song đó, cô duy trì triết lý “học thật, thi thật” từ nền tảng khoa học vững chắc của nhà sáng lập, cũng là bà nội cô - GS. TSKH. NGND Hoàng Xuân Sính và quan điểm giáo dục tuân theo “giá trị tự nhiên” mà bố cô, ông Trương Ngọc Kim, Phó chủ tịch Hội đồng trường, tâm đắc.

GS.TSKH. Hoàng Xuân Sính phát biểu tại lễ tốt nghiệp khóa đầu tiên (ảnh phải), TS. Trương Nhật Hoa phát biểu tại lễ tốt nghiệp năm 2023 (ảnh trái) và hình ảnh gia đình ba thế hệ gắn bó với giáo dục: Bà nội là GS.TSKH. Hoàng Xuân Sính, Bố là kỹ sư Trương Ngọc Kim và Mẹ là PGS.TS Trần Thị Ngọc Lan (ảnh dưới).

Đã hơn 10 năm kể từ những ngày TS. Trương Nhật Hoa - thế hệ thứ 3 trong gia đình gắn bó với sự nghiệp giáo dục - bắt đầu làm việc tại Trường Đại học Thăng Long, thuộc tốp đầu những cơ sở giáo dục đại học thiên về hướng ứng dụng của Việt Nam. Đây là ngôi trường đại học ngoài công lập đầu tiên tại Việt Nam được bà Hoàng Xuân Sính, nữ Giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam sáng lập và con trai bà, ông Trương Ngọc Kim cùng tiếp nối và phát triển.

Không còn những ngày tháng phải đi thuê địa điểm, “hoang mang và sợ hãi, nhìn đâu cũng thấy thiếu thốn và nhỏ bé” như cảm giác của GS. Hoàng Xuân Sính vào thời đầu thành lập trường, tổ hợp trường học giờ đây bề thế và hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt, học tập, làm việc, giao tiếp xã hội, hoạt động ngoại khóa và thể thao cho sinh viên trong một ngày trọn vẹn.

Hai thế hệ đi trước cho thấy sự cam kết tận tâm cho những mục tiêu lớn lao cho giáo dục khi hoàn thiện được ngôi trường đẹp, hiện đại, cơ sở vật chất tiện nghi và tình hình tài chính ổn định.

Giờ đây, ở vai trò Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo của Trường Đại học Thăng Long, TS. Trương Nhật Hoa đang vận dụng những tiến bộ công nghệ mới vào quản trị và giảng dạy, tái cơ cấu, giúp vận hành trường học minh bạch hơn, với các chức năng phù hợp với giáo dục đại học để đạt được những tiêu chuẩn cao hơn.

Bối cảnh đại học đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động của công nghệ. Những thách thức nổi bật bao gồm cải tiến chất lượng giáo dục, tích hợp công nghệ vào học tập và giảng dạy. Thị trường lao động đang chuyển dịch mạnh mẽ, nhiều công việc mới xuất hiện đòi hỏi lực lượng lao động cách tư duy mới và các kỹ năng thích ứng.

Việc khai thác tài nguyên nhân sự trong ngành giáo dục lại càng đặc thù, vì ở đó con người vừa là sản phẩm vừa là nguồn gốc sản phẩm, từ đó tác động tới kết quả và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Là nhà quản lý nhìn thấy những cơ hội trong khó khăn, TS. Trương Nhật Hoa cho biết cô tập trung phát triển đội ngũ nhân lực gồm 500 giảng viên và nhân viên. “Bởi trong giáo dục, con người chính là nguồn tài nguyên quý giá nhất cần được khai thác và phân bổ đúng chỗ.”

Ưu tiên tiếp theo của Nhật Hoa là số hóa công tác quản lý và giảng dạy, giúp tăng hiệu suất công việc, góp phần tiết kiệm thời gian và tài nguyên. Trong ba năm trở lại đây, Trường Đại học Thăng Long áp dụng phương thức đánh giá hiệu quả công việc (KPI), từ đó tạo ra những chuyển biến tích cực trong đội ngũ.

Chúng tôi đã đánh giá công việc và nhân sự hợp lý hơn, thay vì chỉ dựa vào thâm niên làm việc như trước đây.

-- TS. Trương Nhật Hoa

Với số hóa, trường đầu tư lớn ngay thời điểm đầu để tối ưu hiệu quả của nhân sự. Với KPI, hệ thống quản trị công việc hiệu quả được áp dụng, là giải pháp nâng cao nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ giảng viên của trường. Nhật Hoa chia sẻ từ năm 2017 cô đã tìm chuyên gia hỗ trợ đưa KPI vào sử dụng nhưng còn khó khăn do ý tưởng còn mới mẻ, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Cô quyết tâm nghiên cứu và đưa vào triển khai năm 2021, sau rất nhiều khó khăn và những sự e ngại chung quanh rằng “không thể thực hiện được.”

TS. Nhật Hoa mạnh dạn ứng dụng những cách làm mới trong quản lý, một phần nhờ được tiếp sức từ lịch sử của ngôi trường trải qua rất nhiều lần “đầu tiên”“chưa từng có” trong giáo dục Việt Nam.

Trường Đại học Thăng Long là cơ sở đào tạo tiên phong áp dụng hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ toàn phần (từ năm 1998), giúp cho sinh viên chủ động sắp xếp kế hoạch học tập và lựa chọn môn học phù hợp với khả năng và điều kiện cá nhân.

Là trường ngoài công lập đầu tiên tại Việt Nam do GS Hoàng Xuân Sính và các nhà toán học, khoa học – cũng chính là các nhà tài trợ và cổ vũ cho sứ mệnh đầy khó khăn này thời đầu tiên.

Với tầm nhìn của GS. Hoàng Xuân Sính và chuyên môn xây dựng của ông Trương Ngọc Kim, một cựu chuyên viên của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phụ trách mảng xây dựng, trường cũng là một trong những đại học đầu tiên có cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế. Mang đến cho sinh viên một môi trường học tập và sinh hoạt giúp phát triển toàn diện các tố chất và kỹ năng cá nhân. Bốn phòng tự học trong khuôn viên trường là nơi sinh viên có thể học được ở “mọi tư thế”, với cách sắp xếp từ bàn đơn, bàn đôi, ngồi học nhóm, bàn bệt, ghế sofa, nằm học hoặc nghỉ ngơi. Ông Kim tin rằng con người ta sẽ tiếp thu kiến thức tốt nhất khi họ ở trong tâm thế thoải mái nhất.

10 năm qua tỉ lệ tuyển sinh tại trường tăng hơn 44%. Trường đã mở thêm nhiều ngành học mới, như ngành quản trị dịch vụ Du lịch – lữ hành với khu tổ hợp thực hành nhà hàng, khách sạn cao cấp. Các chuyên ngành mới có nhu cầu lớn của xã hội như Truyền thông đa phương tiện, Công nghệ thông tin, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Quản trị nhà hàng khách sạn, Thương mại điện tử, Thiết kế đồ họa, đưa vào hoạt động Trung tâm thực hành Tài chính và Ngân hàng. Đáng chú ý là khoa Âm nhạc Ứng dụng có các chương trình hợp tác giảng dạy với các trường đại học về nghệ thuật hàng đầu gồm Đại học Seoul Culture Arts University, Seoul Arts và Đại học Woosong. Khoa đã đào tạo và chứng kiến sự trưởng thành của sinh viên Hà An Huy trở thành quán quân cuộc thi truyền hình thực tế Vietnam Idol 2023. 

Những nền tảng vững chắc và “không giống trường nào” đang là điều kiện thuận lợi để TS. Trương Nhật Hoa, 33 tuổi, đặt những dấu mốc tiếp theo cho thế hệ của mình.

Phụ nữ hoàn toàn có thể lãnh đạo và dẫn dắt một khi xác định được mục tiêu, đủ đam mê và sự trợ lực từ những cộng sự giỏi.

-- TS. Trương Nhật Hoa

Cô phân tích, rất nhiều sự khác biệt về tư duy học tập giữa thế hệ Millennials sang Gen Z. Nếu thế hệ Millennials lựa chọn việc học tập dựa trên ý muốn phụ huynh thì Gen Z thể hiện rất rõ quan điểm cá nhân. Những chuyển biến xã hội buộc các trường phải thấu hiểu để điều hướng chiến lược.

Câu hỏi chúng tôi luôn đặt ra là làm thế nào để giữ được vị thế tiên phong, tạo ra các xu hướng trong khi vẫn lấy người học làm trung tâm.

-- TS. Trương Nhật Hoa

CHIẾN LƯỢC NHẤT QUÁN

Luôn nâng cao chất lượng đào tạo bằng tư duy mở

Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính kinh tế từ Học viện Quản lý Singapore, thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Nice Sophia Antipolis (Pháp), và nhận bằng tiến sĩ Kinh tế từ Đại học Kinh tế Quốc dân, TS. Nhật Hoa đã trải qua nhiều vị trí tại trường, từ công việc truyền thông, nhân sự, xây dựng chương trình đào tạo tới tài chính trước khi tham gia điều hành ở vị trí hiện nay. Cô cũng là Giám đốc Trung tâm đào tạo ngắn hạn và chuyển giao công nghệ của trường, với mong muốn trường có thể hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức giáo dục, trường học quốc tế để kết hợp đào tạo, cũng như ứng dụng các công nghệ mới vào đào tạo.

Trong hình là sự kiện kỷ niệm thành lập trường Đại học Thăng Long năm 2023, các sinh viên đang biểu diễn trên sân khấu ngoài trời.

Môi trường có tư duy mở đã tạo nên những thế hệ sinh viên năng động, thông minh và hoạt bát. Đây là vốn quý của nhà trường đã được xã hội công nhận và đánh giá cao.

-- TS. Trương Nhật Hoa

Đảm nhận nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo cho mục đích cuối cùng là tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, Nhật Hoa cho biết con đường này không dễ dàng.

Chúng tôi quan niệm để vận hành một tổ chức thì hiệu quả tài chính là vấn đề quan trọng, nhưng chúng tôi ưu tiên cho việc đạt được chất lượng đào tạo tốt nhất. Chiến lược này của Đại học Thăng Long không bao giờ thay đổi.

Trong các buổi chia sẻ với sinh viên hay xuất hiện trên truyền thông, Phó chủ tịch Hội đồng trường, ông Trương Ngọc Kim hay nói về một xã hội nơi những “giá trị tự nhiên” được tôn trọng. Lý giải cho khái niệm có thể dẫn tới các cách hiểu khác nhau này, ông Kim nói ông mong muốn sinh viên của trường “tìm ra con đường riêng cho cuộc sống của chính mình thay vì chạy theo các xu hướng mà đôi khi những xu hướng đó không phù hợp với bản thân.”

Tôi cho rằng bản chất sâu xa nhất để thành công chính là tuân theo những giá trị tự nhiên.

Ông chia sẻ quan điểm, mỗi người trưởng thành được ra quyết định dựa trên thông tin và tự chịu trách nhiệm, để sống cuộc sống của chính họ. Vì vậy các sinh viên cần tìm ra ngành mình có khả năng, có đam mê thì mới có thành công, không nên chỉ đi theo xu hướng của xã hội hay lời khuyên của người khác.

Giá trị tự nhiên đó rất khoa học: tức là con người tìm được cho mình môi trường phù hợp để tỏa sáng khi họ làm điều mình đam mê và giỏi.

Ông Trương Ngọc Kim

Phó Chủ Tịch Hội đồng
Trường Đại học Thăng Long

Với mục đích tạo ra con người học tập suốt đời, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, thế hệ sau của ông Trương Ngọc Kim đang tìm cách giải những bài toán của thời đại mình theo cách rất khác những gì thế hệ trước đã làm. “Với những lãnh đạo trẻ tuổi, tôi tin rằng họ có tính kế thừa, có sự suy nghĩ. Dù có quyền hành trong tay thì cũng sẽ lưu ý tới những giá trị tự nhiên đó.”

Ông Trương Ngọc Kim cùng sinh viên tại Trung tâm thực hành tài chính được bố trí như sàn giao dịch chứng khoán.

Còn dưới góc nhìn của Nhật Hoa, hai thế hệ trước đã đã tiên phong xây dựng trường cho mục tiêu tạo ra lợi ích cho xã hội.

Nhật Hoa cho biết cô nhìn vào bức tranh tổng thể để đề ra chiến lược dài hạn với tinh thần cầu thị, quá trình chuyển đổi có tính cách mạng này cũng luôn cần sự giám sát kỹ càng và liên tục đánh giá, xem xét lại để điều chỉnh. Để tiếp tục định vị là trường đại học ứng dụng hàng đầu, trường Đại học Thăng Long tập trung phát triển các khoa, ngành liên quan tới thị trường và có tính ứng dụng cao, nơi sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện trở thành con người biết vượt qua khó khăn, tự chịu trách nhiệm với bản thân và có trách nhiệm với xã hội.

Là con một, quen làm mọi việc một mình, và đi một mình một con đường, Nhật Hoa kể điều cô nhận thấy rõ rệt trong gia đình mình là không ai, kể cả bà nội - một người rất được nể trọng bởi khả năng chuyên môn, sự dấn thân trong sự nghiệp giáo dục và quản trị - và bố mẹ định hướng cô phải làm gì.

Trong những bữa ăn gia đình, họ vẫn nói về công việc tại trường, nơi mẹ của Nhật Hoa, PGS. TS Trần Thị Ngọc Lan làm trưởng khoa Âm nhạc ứng dụng. Nếu GS. Hoàng Xuân Sính - người chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, giản dị và khiêm nhường, tin rằng giáo dục luôn cần những nền tảng chắc chắn và “hữu xạ tự nhiên hương”, thì Nhật Hoa cho biết mình đồng ý với quan điểm này, nhưng cũng có những cách tiếp cận khác phù hợp với những biến chuyển mới của xã hội.

Tôi sẽ giữ vững nền tảng giáo dục là gốc rễ, và ứng dụng những cách làm mới trong quá trình vận hành ngôi trường này.

-- TS. Trương Nhật Hoa

Cô kể bà nội cô vẫn thường hỏi về công việc của mình, rằng “Con có bận không? Bà thương con lắm”, nhưng Nhật Hoa trả lời quyết đoán: “Con làm được!”

Điểm tựa vững chắc

GS.TSKH Hoàng Xuân Sính, sinh năm 1933, là nữ giáo sư - tiến sĩ toán học đầu tiên tại Việt Nam, từng nhiều lần làm Trưởng đoàn học sinh Việt Nam đi dự Olympic Toán quốc tế. Bà từng giữ những vị trí quan trọng trong ngành giáo dục như Ủy viên Hội đồng Giáo dục Quốc gia, Ủy viên Hội đồng chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Chủ tịch Hiệp hội Đại học Pháp ngữ (AUF). Bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1996 và chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm năm 2003.

Chú thích ảnh: Hình ảnh chặng đường của GS.TS. Hoàng Xuân Sính: Bà Sính tiếp thầy giáo - GS. Grothendieck (đứng giữa) trong chuyến sang Việt Nam (ảnh trái trên). Bà lúc còn trẻ (ảnh phải trên) và hiện tại 90 tuổi (ảnh trái dưới). Bà Sính tiếp đón nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười năm 2009 (ảnh phải dưới).

Tầm nhìn 100 năm của Trường Đại học Thăng Long

Ảnh chụp ba thế hệ gia đình TS. Nhật Hoa đón ông Trần Quốc Vượng - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII đến thăm Trường Đại học Thăng Long.

Trường Đại học Thăng Long (tên cũ là Trung tâm Đại học Dân lập Thăng Long) hoạt động từ năm 1988, với sứ mệnh thực nghiệm mô hình đại học tự chủ tài chính, không xin kinh phí nhà nước. Ra đời với sự tài trợ của các nhà khoa học Việt kiều, chủ yếu ở Pháp. Từ 74 sinh viên khóa đầu tiên nhưng đã được sử dụng máy tính trong khi các trường khác vẫn học code trên giấy, sau 36 năm, hiện mỗi năm trường tuyển sinh khoảng 2.800 sinh viên và hiện có khoảng 10.000 sinh viên đang theo học.

Tầm nhìn 100 năm xây dựng trường được GS. Hoàng Xuân Sính chia ra làm ba giai đoạn. Tính tới nay, bà cùng hai thế hệ kế tiếp đã hoàn thành kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất trong 20 năm đầu và đang trong giai đoạn 40 năm phát triển đội ngũ giảng dạy trước khi tập trung vào nghiên cứu khoa học trong 40 năm tiếp theo.