multi-media / Megastory

Tạp chí Forbes Việt Nam số 105: Đi tìm kỳ lân kế tiếp

Forbes Việt Nam giới thiệu những câu chuyện thú vị về các công ty khởi nghiệp Việt Nam. Những lĩnh vực kinh doanh khởi nghiệp hứa hẹn xuất hiện kỳ lân tiếp theo

Năm qua, vốn đầu tư chảy vào lĩnh vực kinh doanh khởi nghiệp ở Việt Nam đạt giá trị kỷ lục 1,4 tỉ đô la Mỹ và cũng là năm ghi nhận số lượng các thương vụ đầu tư lớn vào startup bùng nổ.

Trong chuyên đề Đi tìm kỳ lân kế tiếp, Forbes Việt Nam giới thiệu những câu chuyện thú vị về các công ty khởi nghiệp Việt Nam: trải qua nhiều lần thất bại MoMo tìm được mô hình đúng để trở thành một siêu ứng dụng chinh phục hơn 30 triệu người dùng; Giao hàng tiết kiệm bước vào ngành giao nhận với tư duy mới mẻ về công nghệ và dịch vụ để thay đổi thị trường; Amanotes chinh phục thị trường toàn cầu trong một phân khúc hẹp và trở thành không có đối thủ cạnh tranh ở thời điểm hiện tại…

Đi tìm kỳ lân kế tiếp

CÂU CHUYỆN TRANG BÌA

Đường tới kỳ lân

Trước khi được thị trường ghi nhận ở vị thế kỳ lân, đội ngũ sáng lập MoMo nhiều lần thất bại, phải chuyển hướng kinh doanh. Xác định đúng mô hình tăng trưởng, họ giải quyết bài toán xây dựng đội nhóm, gọi vốn và xây dựng sản phẩm. – Giang Thanh

DANH SÁCH

Thế hệ các công ty khởi nghiệp đầu tiên của Việt Nam xuất hiện trong giai đoạn 2000–2006 với những cái tên tiêu biểu như VNG, Vatgia, Peacesoft, VCCorp, 24H… tập trung trong lĩnh vực phân phối game, thương mại điện tử, thanh toán, truyền thông số. Thế hệ thứ hai xuất hiện trong giai đoạn 2007–2014 với những cái tên như Tiki, Foody, Batdongsan.com.vn, Amanotes… Hoạt động trong bối cảnh môi trường cạnh tranh hơn, thế hệ thứ hai có xu hướng tập trung vào việc củng cố hoạt động kinh doanh theo chiều dọc để tạo thành hệ sinh thái xoay quanh sản phẩm chính ban đầu. Thế hệ kế tiếp, từ năm 2015 tới nay thực sự bùng nổ cả về số lượng lẫn loại hình với điểm chung tập trung vào xây dựng nền tảng công nghệ nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. Forbes Việt Nam điểm lại các kỳ lân của Việt Nam, các công ty “cận” kỳ lân và các startup triển vọng tạo ra mô hình kinh doanh độc đáo hoặc lợi thế cạnh tranh có thể tiến xa.
– Giang Thanh, Tuyết Ân, Trọng Nam & Tạ Hồng Phúc

Lê Hông Minh, nhà sáng lập VNG
Năm đồng sáng lập Sky Mavis: Trung Nguyễn, Tú Đoàn, Andy Hồ, Aleksander Larsen, Jeffrey Zirlin.
Tổng giám đốc VNPAY Lê Tánh giới thiệu hệ sinh thái dịch vụ VNPAY

NHỮNG NỘI DUNG NỔI BẬT


“Ai lấy miếng pho mát của tôi?”


Kỳ lân Sky Mavis đối diện với thử thách lớn nhất kể từ khi thành lập: Tin tặc đánh cắp lượng tài sản số trị giá hơn 600 triệu đô la Mỹ. Giải quyết khủng hoảng và ngăn chặn các rủi ro tương tự trong tương lai như thế nào? – Giáng Ngọc

Dòng chảy liên tục


Phạm Hồng Quân, cựu kỹ sư đại học Thủy lợi Hà Nội, áp dụng nguyên lý “dòng nước không bao giờ được dừng lại” trong thủy lợi vào hoạt động chuyển phát của Giao Hàng Tiết Kiệm với tư duy “không có kinh nghiệm là một lợi thế.” – Trọng Nam

Phiêu Diêu Giữa Âm Nhạc
Và Trò Chơi


Hai năm sau khi thành lập, Amanotes “công phá” các bảng xếp hạng thế giới về thể loại game âm nhạc trên di động và sau đó vững vàng ở vị trí dẫn đầu thế giới tính theo số lượt tải. Kể từ đó, hai đồng sáng lập Võ Tấn Bình & Nguyễn Tuấn Cường nhiều lần lắc đầu trước đề nghị từ các nhà đầu tư: Xin lỗi, chúng tôi chưa nghĩ đến chuyện gọi vốn!

Cây Lớn Nhanh


RikkeiSoft, công ty chuyên về gia công phần mềm
đạt cột mốc 1.200 nhân sự sau mười năm. Phương châm
vận hành tại doanh nghiệp có sáu đồng sáng lập này là:
“Thành công sẽ đến khi làm việc cùng nhau.”
– Khổng Loan

Vượt những khúc cua


15 năm khởi nghiệp của Nguyễn Ngọc Điệp – CEO VNP Group: từ sáng lập rồi chuyển đổi mạng thương mại điện tử Vật Giá đến các công ty mới ra đời và tiếp tục đổi mới trong sự biến động không ngừng của thị trường công nghệ Việt Nam. – Tuyết Ân


TRÒ CHUYỆN CÙNG FORBES VIỆT NAM


Đại dịch, sự bùng nổ phương tiện kỹ thuật số, thói quen tiêu dùng mới dẫn tới những xu hướng đầu tư mới vào các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Forbes Việt Nam trao đổi với các chuyên gia, các nhà đầu tư dẫn dắt các quỹ có ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam, gồm ông Phan Minh Tâm, chủ tịch công ty cổ phần Đầu tư Công nghệ Giản Đơn (STI); ông Charles Rim, thành viên hợp danh Access Ventures LLC – quỹ tập trung vào thị trường Việt Nam và Indonesia; ông Hoàng Minh Đức, luật sư tại Duane Morris Việt Nam; ông Takahiro Suzuki, thành viên hợp danh Genesia Ventures; và ông Kyounghwan Kim, phó chủ tịch cấp cao Smilegate Investment, giám đốc đại diện Smilegate Investment tại Việt Nam.


DANH SÁCH


100 Nhà Đầu Tư
Mạo Hiểm Hàng Đầu

Qua một năm đầy biến động do giá cổ phiếu lao dốc trên toàn thế giới, số tỉ phú trong danh sách thường niên lần thứ 36 của Forbes giảm xuống còn 2.668 người, ít hơn 87 người so với năm trước. Giá trị tài sản ròng tổng cộng là 12.700 tỉ đô la Mỹ, giảm từ 13.100 tỉ đô la Mỹ của một năm trước đây.
Hoa Kỳ vẫn là nơi sản sinh ra nhiều tỉ phú nhất, với 735 người. Tiếp theo là Trung Quốc (bao gồm cả Hong Kong và Macau), với 607 tỉ phú. Để tính toán giá trị tài sản ròng, Forbes sử dụng giá cổ phiếu từ ngày 11.3.2022. Xem danh sách đầy đủ và phương pháp xếp hạng, truy cập: forbes.com/billionaire.

Tỉ Phú Thế Hệ Millennial

Ryan Breslow, đồng sáng lập Bolt, đẩy giá trị công ty công nghệ tài chính (fintech) của mình tăng vọt với hứa hẹn cung cấp phương thức thanh toán kiểu Amazon cho hàng triệu nhà bán lẻ trực tuyến đơn lẻ. Giờ đây, vị tỉ phú mới nổi đang gây nhiều tiếng vang – kéo theo một số đối thủ hùng mạnh – thách thức văn hóa và đạo đức của ngành công nghệ. Với định giá 11 tỉ đô la Mỹ trong hoài nghi của nhiều người, Breslow quyết tâm chứng minh rằng Bolt không chỉ là một tia chớp lóe lên rồi chợt tắt, và anh không chỉ là cây cột thu lôi.

Tỉ Phú Hợp Thời

Ứng dụng đặt lịch hẹn Calendly được định giá ba tỉ đô la Mỹ và là chủ đề tranh luận sôi nổi trên Twitter của giới tinh anh ở thung lũng Silicon.


Đón đọc những bài viết không thể bỏ qua trên Tạp chí Forbes Việt Nam số 105